Tư vấn Benh ung thu da day la gi Dau hieu nhan biet som va cach phong benh

Blogungthu

Tài xế Đồng
Bệnh ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến, dễ di căn và gây tử vong. Do đó, nên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư dạ dày để phòng bệnh tốt nhất.
image-su-that-ve-ung-thu-da-day-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri_1_69500_700.jpg


1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Các giai đoạn ung thư dạ dày:

Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô, tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.

Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, chưa lây qua các cơ quan khác.

Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.

Giai đoạn 4: Ung thư di căn khắp cơ thể, cơ hội sống thấp.​

2. Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày sớm nhất cần lưu ý

7 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần lưu ý gồm:

Các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.

Sưng bụng, đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn.

Ợ nóng.

Sụt cân nhanh chóng.

Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân

Chán ăn, khó nuốt, cảm giác thức ăn thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.

Nôn ra máu.​

3. Các nguyên nhân ung thư dạ dày

3.1. Nguyên nhân bệnh ung thư dạ dày

Các tổn thương tiền ung thư

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Béo phì

Di truyền

Nhóm máu

Phẫu thuật dạ dày

Tuổi tác

Giới tính​

3.2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, gồm:

Chế độ ăn uống nhiều muối như các loại thịt cá ướp muối, thịt hun khói, rau dưa muối, thịt nướng...

Ăn thức ăn nấm mốc, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.

Mắc bệnh thiếu máu ác tính.

Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.

Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính).

Bị viêm dạ dày lâu năm.​

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư dạ dày

4.1. Chẩn đoán

- Khám lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải.

- Khám cận lâm sàng:

Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm.

Siêu âm ổ bụng.

Siêu âm nội soi dạ dày.

Sinh thiết dạ dày.

Chụp cắt lớp vi tính.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân.

Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.

Xét nghiệm máu.​

4.2. Điều trị

Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp:

Phẫu thuật

Hóa trị

Xạ trị

Điều trị đích

Điều trị miễn dịch

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 134/01 Tô Hiến Thành, Quận 10, TPHCM

Hotline: 0896976815


#ungthudaday ; #7dauhieuungthudaday ; #trieuchungungthudaday ; #ungthudaday_healthyungthu ;​
 
Top