ThanhReview

Tài xế Đồng
Một chai nước hoa nếu được bán trên cả 3 kênh: trang thương mại điện tử, trang cá nhân, fanpage sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trên 1 trang duy nhất. Việc sử dụng nhiều hơn 1 kênh bán hàng giúp tăng tỷ lệ tiếp cận, kéo dài thời gian shopping, từ đó nâng cao khả năng mua của khách. Nếu biết tận dụng lợi thế của từng kênh, shop online sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời bán được nhiều sản phẩm hơn.

3-cach-ban-hang-da-kenh-hieu-qua.jpg

Các kênh bán hàng nổi bật hiện nay có thể kể đến cửa hàng, chợ, siêu thị, hội chợ, cửa hàng online, website cửa hàng, mạng xã hội, đến chợ thương mại điện tử … Mỗi kênh được xây dựng dựa trên một sức mạnh cốt lõi nhất định, có thể chia thành 3 nhóm như nhau: kênh tạo traffic, kênh tương tác, kênh bán hàng.

1. Nhóm kênh tạo traffic (kênh chào khách)

Nhóm kênh tạo traffic đóng vai trò then chốt trong việc tăng lượng khách biết đến, truy cập, tìm hiểu sản phẩm và tạo ra đơn hàng. Nhất là những shop đang gặp phải tình trạng lượt “ghé thăm” (visit) quá ít, sản phẩm tốt mà không ai biết đến, lượt tương tác một thời gian dài không tăng, việc chủ động “trưng bày” mình tại những kênh này chính là “cứu cánh hiệu quả mà còn miễn phí".

Kênh tạo traffic càng đông thì shop càng được nhiều người biết đến, càng đúng đối tượng tiềm năng thì càng có nhiều đơn hàng. Trong nhóm này, group online và hội chợ offline (fair) là hai kênh tạo traffic được sử dụng nhiều nhất.

#1: Group online (Facebook group)

Năm 2018, Facebook đã thay đổi thuật toán để người dùng nhận được nhiều tin từ các group mà họ tham gia. Bản thân Zuckerberg đã nhấn mạnh vai trò của các nhóm (group) và cộng đồng (community) trong sứ mệnh mang mọi người lại gần nhau hơn. Một cách cụ thể, từ nay bài đăng của group sẽ có cơ hội lên đầu newsfeed của các thành viên hơn là tin từ trang của shop.

Shop có thể chọn tạo group riêng hoặc đi “thả thính" dạo. Group riêng thì luật của mình, không lo bài bài kiểm duyệt, nhưng cũng có nghĩa xây dựng từ những thành viên đầu tiên, tương tác ít. Vì vậy tự tạo group phù hợp với những chủ shop có thời gian và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực nhất định

H%C3%ACnh%20Group%20online%20(Facebook%20group)%20.PNG

Ngược lại, tham gia các group “nhà người ta" với trăm ngàn thành viên sẵn có thì post đăng lên sẽ được nhiều người tiếp cận ngay lập tức, nhưng phải tuân theo luật có sẵn, chấp nhận bài bị trôi sau 5 - 10 phút.

Bí quyết là shop hãy xem post của mình như 1 TVC 30s, sử dụng dùng hình ảnh đẹp, video thú vị và nội dung hấp dẫn để tạo ấn tượng thì có nhiều khả năng được biết đến rộng rãi, có khi còn được “nổi tiếng sau một đêm".

  • 1. Trong chừng mực cho phép, hãy dùng ngôn ngữ của group để nói chuyện với các thành viên trong group. Đừng ngại dùng các từ như: “Các mẹ ơi", “các chế", “hỡi các tình yêu” … Nếu muốn khách đứng về phía mình, trước tiên hãy đứng về phía họ.
  • 2. Comment thường bị bỏ qua nhưng thực tế lại là cách tạo nội dung rất quyền lực vì nó rất tự nhiên, tạo hình ảnh gần gũi mà lại thể hiện được sự nhiệt tình, chuyên môn và cá tính của shop.

#2: Nhóm offline (fair): Hội chợ và cửa hàng

Bên cạnh cửa hàng vật lý của chính shop, hoặc các cửa hàng ký gửi như Boxshop, có khá nhiều hội chợ hoạt động thường xuyên ở cả HCM (như Saigon Flea Market, The New District, Hello Weekend Market …) và Hà Nội (như Fashion Feast, Hanoi Uppik …) thu hút hàng ngàn người.

Nhóm offline giúp shop thu lượng traffic cực nhiều chỉ trong khoảng thời gian ngắn và chốt sale cực nhanh vì khách hàng có dịp được trải nghiệm sản phẩm trực tiếp, nghe tư vấn kỹ và quyết định mua hàng liền tại chỗ.

H%C3%ACnh%20Saigon%20Flea%20Market%20di%E1%BB%85n%20ra%20g%E1%BA%A7n%20nh%C6%B0%20m%E1%BB%97i%20tu%E1%BA%A7n%20su%E1%BB%91t%20g%E1%BA%A7n%209%20n%C4%83m%20nay%2C%20thu%20h%C3%BAt%201%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20l%E1%BB%9Bn%20kh%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%BFn%20tham%20quan%20v%C3%A0%20mua%20s%E1%BA%AFm%20v%C3%A0%20v%E1%BA%ABn%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20k%C3%AAnh%20hi%E1%BB%87u%20qu%E1%BA%A3%20%C4%91%E1%BB%83%20ra%20m%E1%BA%AFt%20c%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BB%93ng.jpg

Hình: Saigon Flea Market diễn ra gần như mỗi tuần suốt gần 9 năm nay, thu hút 1 lượng lớn khách đến tham quan và mua sắm và vẫn là một kênh hiệu quả để ra mắt cộng đồng (Nguồn: Kenh14)

Giá trị “ăn điểm” nhất của kênh này là sự tương tác trực tiếp với khách và tâm thế “sẵn sàng chi tiền" của họ. Vì vậy, chỗ trong hội chợ hoặc cửa hàng hiếm khi miễn phí, mà dao động từ 500,000đ trở lên tuỳ vị trí.

Nhiệm vụ của chủ shop với nhóm này chính là tạo ấn tượng và tương tác thông qua việc trải nghiệm sản phẩm, từ đó thu hút được nhiều lượt theo dõi (follower) về trang của mình.

  • 1. Thông báo trên fanpage sự xuất hiện của của shop tại hội chợ/cửa hàng để khuyến khích khách đến tham dự, cũng như giúp tăng độ tin cậy cho shop.
  • 2. Phân phát những tờ leaflet/flyer bắt mắt để nhắc nhở khách đừng quên like/follow fanpage. Có thể kết hợp với mã khuyến mãi/voucher để tạo ra đơn hàng.

2. Kênh tạo tương tác/hình ảnh (engagement)

Một trong những shop online đời đầu, Shimmer Silver, từng chia sẻ việc lưu tâm vào những chi tiết nhỏ như hình ảnh đẹp, nội dung hay chính là bí quyết giúp shop đi vào lòng mọi người suốt 5 năm nay.

Những kênh như fanpage, trang Facebook cá nhân, Instagram, Youtube, blog, website … một khi được chăm chút về nội dung và hình ảnh đều có thể trở thành kênh tương tác hiệu quả. Nếu như Instagram là “báu vật” của các shop thời trang, thì blog hay kênh Youtube là “chìa khóa vàng” của các shop kinh doanh mỹ phẩm và ẩm thực.

H%C3%ACnh%20Instagram%20c%E1%BB%A7a%20Shimmer%20Silver%20lu%C3%B4n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91%E1%BA%A7u%20t%C6%B0%20k%E1%BB%B9%20l%C6%B0%E1%BB%A1ng.png

Hình: Instagram của Shimmer Silver luôn được đầu tư kỹ lưỡng (Nguồn: Shimmer Silver)
Đặc biệt, trang cá nhân vốn dẫn đầu về cảm giác thân thuộc và lượng bạn bè sẵn có là một lựa chọn không tồi cho những ai mới bắt đầu. Ms. Nhung, chủ của August Authentic chia sẻ chị xây dựng hình ảnh gắn liền với Hàn Quốc bằng cách post những tấm hình lung linh từ những chuyến đi Hàn Quốc của bản thân, hoặc 1 hình bàn tay cầm sản phẩm thật “art”…

H%C3%ACnh%20Trang%20C%C3%A1%20nh%C3%A2n%20(H%C3%A0%20Gem).PNG

Hình: Hà Gem là một hình mẫu khá thành công trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân kiêu sa chuyên nghiệp để bán hàng. (Nguồn: Facebook Nguyễn Thu Hà)

Tuy nhiên, muốn nội dung của mình trở thành “bùa yêu" đích thực giữa hàng triệu post hiện lên mỗi ngày thì shop cần làm tốt hơn chữ “tốt".
Bí kíp nằm ở chữ “độc”, hay cá tính riêng. Đừng ngại ngần “cá nhân hóa" trang của mình bằng một chút đanh đá nhưng hài hước, một chút suy nghĩ sâu sắc nhưng tích cực, một chút hờn dỗi dễ thương. Thì cứ thử một phen xem sao, khách yêu thì mình phát huy, khách không yêu thì mình điều chỉnh. Với kênh tạo tương tác, làm gì thì làm nhưng đừng nhạt nhoà.
BÍ KÍP
  • 1. Lưu ý, ưu tiên số 1 của kênh này là nội dung và hình ảnh. Để xây dựng nội dung và hình ảnh kích thích tương tác, bạn có thể tham khảo lại bài học số 1: 19 phương pháp tăng like hiệu quả từ-siêu-dễ-đến-rất-dễ dành riêng cho chủ shop online 2019.
  • 2. Trả lời comment cũng phải cá tính nha shop. Fanpage Dienmayxanh nổi bật một thời cũng nhờ cách trả lời khách bất ngờ và hài hước.

3. Kênh bán hàng (convert sales)

Cuối cùng nhưng quan trọng nhất trong “bộ ba quyền lực” chính là kênh bán hàng. Đúng như tên gọi của nó, kênh này tập trung vào việc bán hàng, không cần quá công phu trong việc thu hút hay tạo hình ảnh ấn tượng.
Fanpage cho tới lúc này vẫn là kênh bán hàng được cả người mua và người bán ưa chuộng vì sự quen thuộc hơn 10 năm nay. Cảm ơn các tính năng phân quyền admin, đánh giá insight, chạy ads, trả lời tin nhắn tự động… đã giúp các shop quản lý bán hàng hiệu quả và giúp không ít người từ tay trắng thành “ông chủ”, “bà chủ".
Lựa chọn thứ hai là thương mại điện tử (e-commerce). Các ông lớn như Tiki, Lazada, Shopee đều các hỗ trợ chuyên biệt cho việc bán hàng như giao diện thân thiện với người mua-người bán, chương trình khuyến mãi “khủng", cửa hàng riêng cho từng shop, cách thức đăng tải sản phẩm chuyên nghiệp … Đặc biệt khách hàng vẫn có thể inbox chat với shop để được tư vấn, lựa chọn và bấm nút “mua hàng” nhanh gọn lẹ chỉ trong vài giây.

H%C3%ACnh%20K%C3%AAnh%20b%C3%A1n%20h%C3%A0ng%20tr%C3%AAn%20Shopee%20c%E1%BB%A7a%20Hasaki%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20thi%E1%BA%BFt%20k%E1%BA%BF%20tr%E1%BB%B1c%20di%E1%BB%87n%20v%C3%A0%20ti%E1%BB%87n%20l%E1%BB%A3i.png

Hình: Kênh bán hàng trên Shopee của Hasaki được thiết kế trực diện và tiện lợi
Lưu ý, một khi khách hàng đã inbox trên trang bán hàng thì gần như đã muốn mua sản phẩm, bên bỏ lỡ tin nhắn hay trả lời trễ vì bất kỳ lý do gì đều rất đáng tiếc.Trung bình một fanpage 100,000 followers phải trả lời trên dưới 100 tin nhắn mỗi ngày, vì vậy shop cần ước lượng nhân sự đủ để túc trực, nhiệt tình tư vấn, chốt sales nhanh chóng.
Rõ ràng, chợ điện tử đang trở thành một mảnh ghép không thể thiếu cho việc kinh doanh online. Thậm chí, một số shop muốn khuyến khích người mua sang các kênh bán hàng của mình nên sẵn sàng giảm giá thêm hoặc ưu đãi đặc biệt.
BÍ KÍP
  • 1. Hàng hóa luôn trong “tư thế sẵn sàng”: Thể hiện được tính chuyên nghiệp bằng việc luôn cập nhật số lượng hàng tồn kho, và dự trữ sẵn hàng để giao bất cứ khi nào.
  • 2. Một khi đơn hàng tăng quá khả năng quản lý, shop có thể tham khảo một số ứng dụng quản lý đơn hàng hiện nay.
  • 3. Shop nên sở hữu một trang website riêng để tạo sự tin cậy và hình ảnh chuyên nghiệp.


KẾT LUẬN

Mỗi nhóm kênh đều có điểm mạnh và vai trò riêng trực tiếp hoặc gián tiếp tăng đơn hàng. Nhiệm vụ của shop trong chiến lược đa kênh chính là đảm bảo chức năng riêng của từng kênh, hạn chế nhập nhằng (overlap) gây khó quản lý sau này. Ví dụ, tránh bán hàng quá mức (hard sell) trên group hay trên blog, cũng không nên quá cầu kỳ về nội dung trên kênh bán hàng vì khách đến đây là để mua hàng. Thay vào đó, cố gắng phân loại nhu cầu của shop và đẩy về kênh phù hợp, lúc đó shop mới có thể thực hiện chiến lược riêng phù hợp cho từng kênh.

Để không bỏ qua những cơ hội bán hàng đang được công nghệ trao tặng, shop chỉ cần nắm 3 kênh chủ chốt trên đây và thực hiện thử nghiệm với 4 bước trong Action box bên dưới. Chúc shop sẽ sớm chạm tay vào thành công như mong muốn!

 
Top