Kiến thức căn cơ bản cần phái biết khi xuất cảnh ra nước ngoài

ThanhReview

Tài xế Đồng
Các bạn khi đọc, cần suy nghĩ và hiểu rõ thuật ngữ, xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, an ninh hàng không, cửa khẩu.

1. BẠN ĐƯỢC MANG Bao Nhiêu TIỀN KHI XUẤT CẢNH KHỎI VN BẰNG HỘ CHIẾU?

thu-tuc-xuat-quan.jpg

Theo quy định bạn được mang tối đa 5k usd hoặc ngoại tệ tương đương. Và tối đa 15tr vnd khi xuất nhập cảnh.
Ngoại tệ là ngoại tệ, VND là tiền Việt, không đánh đồng 2 loại này vs nhau, rồi bảo tôi mang 100tr vnd thì chưa quá 5k đô. Ko được nhé, quá 15tr tiền Việt bạn sẽ bị phạt nặng hoặc tịch thu.
Không mắc bẫy khai báo nhé, đừng đọc thông tư nửa vời như cái bảng ở sb Nội bài kia, rồi thành khẩn khai báo vào tờ khai nhé. Bạn chỉ được phép khai báo khi bạn có nộp kèm theo văn bản chấp thuận cho cá nhân, mang ngoại tệ ra nước ngoài, do giám đốc ngân hàng nhà nước VN ký, nếu bạn ở tỉnh thì gđ chi nhánh ngân hàng nhà nước cấp tỉnh ký. Nếu bạn hồn nhiên thực hiện theo dòng chữ chữ màu đỏ trên ảnh số 2 thì bạn sẽ bị dòng chữ màu xanh phía dưới "ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT..." đập cho tơi bời.
VD một trường hợp mình chứng kiến: người mẹ ẩn con trên xe lăn, họ sang Mỹ để chữa bệnh. Họ mang theo 30k usd, và thành thật khai báo. HQ nói họ đã vi phạm luật, và đòi giữ số tiền trên để xử lý. Chị đó show giấy tờ khám bệnh ra, và khăng khăng rằng mình mang tiền hợp pháp. Dạ chị đã sai, chị muốn chữa bệnh cho con thì chị phải có đủ giấy tờ và hợp đồng do bv tại Mỹ gửi về, khi đầy đủ thủ tục theo quy định, chị được phép ra ngân hàng mua ngoại tệ và chuyển tiền vào tk bv tại Mỹ một cách hợp pháp để chữa bệnh cho con. Với các chi tiêu thanh toán khác, chị phải sử dụng thẻ visa để tt tại nước ngoài.

Khi Xuất Nhập cảnh bị phát hiện mang số vàng, ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam quá quy định, bạn sẽ bị xử lý như sau:
1-3 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5 triệu đến dưới 30 triệu đồng.

- 5-15 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30 triệu đến dưới 70 triệu đồng.

- 15-25 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70 triệu đến dưới 100 triệu đồng.

- 30-50 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

Với người nhập cảnh, mức phạt như sau:

- 1-2 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5 triệu đến dưới 50 triệu đồng.

- 5-10 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng.

- 10-20 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

Nếu số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo, người vi phạm có thể bị phạt từ 5 đến 25 triệu đồng.

2. LÀM THẾ NÀO KHI BỊ MẤT HỘ CHIẾU TẠI NƯỚC NGOÀI?

mat-giay-to-xuat-nhap-canh.jpg

Khi phát hiện bị mất hộ chiếu ở nước ngoài, ngoài việc tìm kiếm, lục lại trí nhớ xem mình đã đi qua những đâu mà tìm vẫn ko ra, thì bạn phải thực hiện các bước lần lượt như sau:
  • Trình báo công an gần nhất, họ sẽ cấp cho bạn 1 tờ giấy xác nhận mất hộ chiếu.
  • Liên hệ lãnh sự quán hoặc đại sứ quán VN nơi gần nhất, các bạn cần biết rằng ko phải nơi nào bạn đặt chân đến cũng có lsq hoặc đsq. Việc bạn phải di chuyển 500km hay 1.000km để tìm lsq là rất bình thường.

Khi tới được lsq hoặc đsq rồi, bạn phải xuất trình chứng minh thư gốc nếu có, nếu trình cmt phô tô bạn sẽ mất thời gian chờ họ xác thực với cơ quan chức năng phía VN. Nộp 2 ảnh 4x6 nền trắng tiêu chuẩn như ảnh nộp visa, hộ chiếu phô tô. Như vậy, khi đi nước ngoài bạn luôn phải chuẩn bị sẵn các thứ trên, cất riêng ở ks, phòng khi cần đến.

Sau khi nhận đầy đủ giấy tờ của bạn, lsq sẽ cấp cho bạn giấy thông hành để về nước, hoặc cấp hộ chiếu nếu bạn có kế hoạch đi tiếp nước khác. Thời gian để nhận được giấy thông hành hoặc hộ chiếu là tùy nơi, có thể ngay trong ngày, cũng có thể 2 - 3 ngày.
Để tránh mất hộ chiếu, bạn cần có túi đeo chéo qua vai. Hộ chiếu để ngăn riêng có khóa kéo, ko để chung hộ chiếu vs ngăn đựng tiền.

3. PHÂN BIỆT HÀNG HÓA CẤM VÀ KO CẤM KHI NHẬP CẢNH, HÀNG HÓA CẤM VÀ KO CẤM KHI LÊN MÁY BAY, KHI ĐI TẦU XE.

- Rất nhiều bạn thích đi du lịch, nhưng ko phân biệt nổi, thế nào là cửa hải quan và cửa an ninh. Rất nhiều bạn xáo trộn khái niệm cửa an ninh tầu bay với cửa khẩu xuất nhập cảnh.
+ Bị thu cục sạc dự phòng lại bảo hải quan thu. Thực chất là an ninh hàng không thu.
+ bị kiểm tra vé khứ hồi khi nhập cảnh cũng đổ cho hải quan. Thực chất đó là công an xuất nhập cảnh.

Do đó sinh ra rất nhiều câu hỏi ngớ ngẩn như: "có được cầm cục sạc dự phòng qua cửa khẩu ko? Có được cầm ruốc lợn lên máy bay ko? Khi qua cửa khẩu phải để dầu gội trong vali hay xách tay?"
Các bạn cần tư duy theo hệ thống, các đồ vật bị cấm đều được phân nhóm cụ thể, nguyên nhân và lý do. Như vậy, sẽ ko cần mỗi lần đi, lại lên up bài hỏi nữa.

Người đóng dấu xuất nhập cảnh lên hộ chiếu của bạn là Công an Cửa khẩu. Ví dụ tại sb Nội bài thì họ là công an Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Đồn Công an Cửa khẩu Nội Bài) thuộc Cục Quản lý xuất, nhập cảnh Bộ Công an. Tại Cửa khẩu đường bộ Lào Cai-Hà Khẩu, là công an Biên phòng thuộc Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Tóm lại họ là lực lượng vũ trang thuộc bộ Công An chứ ko phải là Hải quan. Họ có quyền cho bạn xuất cảnh hoặc ko cho xuất cảnh khi thấy có vấn đề nghi ngờ. Họ có quyền từ chối khách nước ngoài nhập cảnh nếu thấy nghi ngờ, cho dù khách đã đc cấp visa. Tương tự như vậy, khi bạn sang nước ngoài.

Người soi hành lý của bạn trước cửa vào khu cách li sân bay, là an ninh hàng không. Họ có nhiệm vụ kiểm soát, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chuyến bay. Phòng chống khủng bố, kiểm tra, soi chiếu và giám sát an ninh đối với hành khách và hàng hoá trước khi đưa vào khu vực cách ly, hoặc trước khi đưa lên tàu bay. Họ trực thuộc trung tâm an ninh, tại cảng hàng không và cục hàng không VN, Bộ giao thông vận tải. Hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của họ là đảm bảo an ninh, an toàn chuyến bay thì bạn sẽ hiểu rằng, các vật dụng gây nguy hại cho chuyến bay sẽ bị loại bỏ tại đây.

Cấm xách tay các nhóm sau đây:
  • + Các vật sắc nhọn, kim loại cứng, vật cứng dài như gậy gộc... có thể gây sát thương.
  • + Cặp túi, két bạc và những đồ vật có gắn thiết bị báo động
  • + Các thiết bị tự hành có chứa pin lithium (ván trượt điện, xe đẩy scooter, xe lăn chạy pin...)
  • + Các chất dễ cháy (metal, butal, các khí đốt hóa lỏng, cồn...) hoặc các loại chất lỏng dễ cháy (xăng, dầu, sơn, dung môi pha sơn…) hoặc các loại chất rắn, vật liệu, hóa chất dễ cháy.
  • + Các chất độc, chất lây nhiễm, chất ăn mòn (axit, muối), nguyên liệu phóng xạ, chất oxy hóa, chất tẩy hữu cơ khác.
  • + Dung dịch dạng lỏng các loại trên 100ml, như nước, dầu gôi, sữa tắm, kem đánh răng, kem dưỡng da... Từ cuối năm 2006, sau vụ khủng bố máy bay bằng chất nổ dạng lỏng hay còn gọi là bom nước dưới dạng đồ uống cầm tay, của một nhóm khủng bố tại Anh bị phát hiện. Lệnh cấm mang bất kì loại chất lỏng nào lên máy bay trên toàn TG đã được ban hành. Tuy nhiên bạn vẫn được phép mang các chai, lọ, tuýp chất lỏng 100ml trở xuống, và tổng cộng các lọ tối đa ko quá 1.000ml.
  • + Những đồ điện thông dụng như máy sấy tóc, nồi cơm điện, máy xay sinh tố,… đều không được chấp nhận trong hành lý xách tay.
  • + Pin sạc dự phòng chỉ được mang lên máy bay khi có dung lượng vào khoảng 10.000mAh, hiệu điện thế 3,7V. Chúng phải được sản xuất bằng công nghệ lithium ion, công suất khoảng 37Wh. Và bạn cũng nên nhớ rằng pin sạc này chỉ được để trong hành lý xách tay chứ không được để trong hành lý ký gửi.
  • + Đối với đồ ăn có mùi, đồ ăn dạng lỏng đều bị cấm mang lên máy bay.
  • + Bật lửa gas, nhiệt kế thủy ngân, súng ống, đạn dược, thuốc nổ...
    Chốt lại là hàng quốc cấm, vật cháy nổ, vật sắc nhọn, chất lỏng, hóa chất, thức ăn có mùi... sẽ bị loại bỏ tại cửa an ninh sân bay (tham khảo ảnh minh họa).Cấm ký gửi máy bay các nhóm sau đây:
    • + Thức ăn tươi sống, dễ hư hỏng
    • + Vật dụng dễ vỡ có kích thước lớn.
    • + Các chất nguy hiểm như axit, chất phóng xạ, chất độc, chất rắn/lỏng/khí dễ cháy nổ, chất nổ, khí gas, các vật dụng sắc nhọn, súng, đạn, chất độc, chất gây nhiễm, chất ăn mòn, chất oxy hóa,…
    • + Bình xịt nén khí như gôm xịt tóc, 1 số loại xịt khoáng, bình xịt côn trùng... Tóm lại là bình xịt dạng kẽm ko được ký gửi bà cũng ko xách tay khi lên máy bay (một số sb các nước vẫn bỏ lọt, nhưng khá nhiều sb cấm vận chuyển loại hàng này)
    • + Các thiết bị điện tử, máy ảnh, laptop
    • + Các đồ vật có giá trị cao như tiền, trang sức, kim loại quý.
    • + Pin, đặc biệt là sạc dự phòng, có khả năng tích trữ điện năng rất cao, để truyền vào máy khi thiết bị hết điện. Do đó, chúng là một vật liệu rất dễ cháy nổ, nhất là trong điều kiện thay đổi áp suất lớn trên máy bay. Nếu có va chạm mạnh như rơi, va đập hay để gần nguồn lửa hoặc bị nóng lên đột ngột... thì nguy cơ cháy, nổ lại càng cao. Bạn phải mang sạc dự phòng theo hành lý xách tay, để nếu có hỏa hoạn xảy ra, hành khách và tiếp viên hàng không có thể kịp thời xử lý bằng bình cứu hỏa, chăn nhúng nước... Nếu sạc dự phòng được để trong hành lý ký gửi, tức là nằm trong khoang hàng phía bụng máy bay, việc phát hiện và xử lý đám cháy sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

* Khi đi tầu ở TQ bạn cũng phải kiểm tra an ninh, an toàn như máy bay. Tất cả các vật dụng gây nguy hiểm, áp dụng cho cả hàng ký gửi và hàng xách tay máy bay đều bị loại bỏ tại cửa an ninh ga tầu. Hầu hết các vật cấm khi đi máy bay đều bị cấm khi đi tầu. Trừ chất lỏng phục vụ sinh hoạt cá nhân là ko bị cấm.

Khi người xuất cảnh có mang theo tài nguyên QG, mang theo hàng quốc cấm, tiền bản địa và ngoại tệ vượt mức quy định của nước đó... và bị lực lượng an ninh phát hiện.
Khi người nhập cảnh có dấu hiệu trốn thuế, nhập lậu. Người nhập cảnh có dấu hiệu vi phạm luật an toàn thực phẩm, nhập cảnh cùng các thực phẩm cấm có nguy vơ lây nhiễm cao và bị phát hiện. Lúc này mới là lực lượng hải quan này vào cuộc này.

Hàng cấm xách tay khi đi máy bay, ko có nghĩa sẽ cấm nhập cảnh.

Tùy từng nước sẽ có quy định cụ thể riêng, nhưng nhìn chung các thứ sau ko được nhập cảnh các nước:
  • + Hàng quốc cấm như súng, đạn, thuốc nổ...
  • + Ma túy, chất gây nghiện.
  • + Động thực vật bao gồm sống, chết, hoặc đã chế biến.
  • + Nông sản chưa qua chế biến chín.

Viết dài thế này, ko biết có ai đủ sức đọc hết không.

Nguồn bài viết từ Group Trung Hoa Du Ký - Tác giả Thoa Già
 
Top