Grab liên tiếp hợp tác với các tập đoàn lớn để độc chiếm thị trường Việt Nam

grab-tap-trung-vao-thi-truong-vietnam.jpg

Photo by dealstreetasia
Grab tại Đông Nam Á đang tìm cách hợp tác với các tập đoàn Việt Nam để tăng cường vị thế của mình tại đây, giám đốc Grab Vietnam Jerry Lim cho biết hôm thứ Ba.
Theo báo cáo gần đây rằng Grab đang đàm phán bán một số cổ phần tại Thái Lan của mình cho Central Group, để có thể hiện diện trong tập đoàn bán lẻ tại Thái Lan, Grab sẽ thuận lợi trong việc mở rộng sang thanh toán điện tử và thương mại điện tử, bên cạnh các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Theo Reuters đã đưa tin thì Grab cũng đang lên kế hoạch hợp tác với JD Central , một liên doanh thương mại điện tử giữa Central và JD.com trị giá 500 triệu USD ra mắt hồi đầu năm.

GrabExpress - dịch vụ giao hàng của Grab cũng đã nói rằng sẽ hợp tác với Sendo.vn, một cổng thương mại điện tử thuộc tập đoàn FPT vừa được SBI Holdings của Nhật Bản rót 51 triệu USD để cạnh trạnh thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam và GrabExpress sẽ là đối tác giao hàng hóa cho dịch vụ Sendo với dịch vụ giao hàng siêu tốc 3h tại HCM.

Grab trước đó đã công bố một quan hệ đối tác chiến lược với công ty thanh toán Moca của Việt Nam để hướng đến thay đổi thoái quen thanh toán của người Việt sang không dùng tiền mặt.Mới đây Grab cũng đã thông báo sẽ tiến hành triển khai ví điện tử trên ứng dụng Grab tại Việt Nam từ ngày 01/10/2018.

“Bắt đầu từ tháng 10/2018 khách hàng của chúng tôi có thể mong đợi các phương thức thanh toán mới bằng cách sử dụng ví điện tử mới để thanh toán cho cả giao dịch trực tuyến và ngoại tuyến”, giám đốc Grab Vietnam Jerry Lim cho biết.

Thi trường gọi xe tại Việt Nam đang nóng lên

Go-Jek đã hoạt động tại Việt Nam từ đầu tháng 8 cho đến nay đã phủ sóng tại 2 thành phố lớn là HCM và Hà Nội với tên là Go-Viet.Go-Jek công bố sẽ chi 500 triệu USD để mở rộng hoạt động sang các nước tại khu vực Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia.
Tại Thái lan Go-Jek cũng đang tuyển dụng tài xế để chuẩn bị cho ra mắt thị trường này, riêng Indonesia thì hãng này đang vướng phải rào cản pháp lý.
Go-Viet tại Việt Nam hiện đang triển khai 2 dịch vụ chính là Go-Bike (xe ôm) và Go-Send (giao hàng) và hãng này cũng đang khẩn trương triển khai dịch vụ gọi xe hơi là Go-Car và dự kiến ra mắt trong tháng 10 tới đây.

Bên cạnh đó, một đối thủ khác là Fastgo đang mở rộng thị trường của mình từ việc ra mắt 3 thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trong 3 tháng liên tiếp và dự kiến sẽ phủ sóng 8 thành phố lớn tại VN trong năm nay.Mới đây hãng này cũng cô bố rằng đang gọi vốn 50 triệu USD để mở rộng hoạt động của mình sang Indonesia và Myanmar.

Grab đã thành lập một trung tâm R & D tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm ngoái và có kế hoạch thuê các kỹ sư và nhà khoa học tại VN để tạo trải nghiệm người dùng trong ứng dụng phù hợp với người dùng ở Việt Nam, cũng như nâng cao trải nghiệm cho người dùng trên toàn khu vực.

GrabFood được Grab ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 5/2018 tại TP.HCM và mới đây chính thức triển khai tại thành phố Hà Nội vào 05/09/2018 vừa qua.Đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam của Grab là Foody, vừa được Sea Limited của Singapore mua lại với giá 64 triệu đô la vào năm ngoái.

Theo Demi Yu Giám đốc khu vực của GrabFood tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines cho biết :"Viêt Nam là khu vực có cơ hội tăng trưởng lớn nhất trong thị phần giao đồ ăn tại khu vực Đông Nam Á".Cô cũng tiết lộ rằng GrabFood nhắm đến hơn 100 thành phố trên khắp Đông Nam Á vào cuối năm nay từ 33 thành phố hiện nay.
 
Top