Tư vấn Data Analyst là gì? Chuyện nghề của một Data Analyst

Quynhmai59

Tài xế mới
Đối với bất kỳ lĩnh vực nào, việc phân tích dữ liệu luôn là yếu tố then chốt để đưa ra các đường lối, chiến lược phát triển hợp lí cho việc kinh doanh. Trên thị trường hiện nay, các công việc liên quan đến phân tích số liệu như Data Analysis, Data Science,… luôn là những vị trí “khát” nhân lực nhất. Cơ hội làm việc rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn là điều khiến nhiều người quan tâm đến công việc này. Vậy Data Analyst là gì? Câu chuyện nghề nghiệp của một Data Analyst ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.
data analyst là gì
Câu chuyện công việc của một Data Analyst

Data Analyst là gì?​

Data Analyst – chuyên viên phân tích dữ liệu, là công việc được hoạt động gắn liệu với khoa học dữ liệu, nhiệm vụ chính của họ là xử lý toàn bộ các thông tin và số liệu thu thập được để nắm được vấn đề cần giải quyết. Tùy theo mỗi ngành nghề khác nhau, dữ liệu mà một Data Analyst xử lý sẽ khác nhau và kết luận được đưa ra sẽ còn dựa trên đặc thù của ngành nghề.

Chuyện nghề Data Analyst​

Những ngành nghề nào có nhu cầu tuyển Data Analyst cao?​

Có rất nhiều ngành nghề hiện nay đều đòi hỏi cần có vị trí Data Analyst để phân tích và làm việc với số liệu.

  • Các ngành nghề liên quan đến tài chính, chứng khoán, bảo hiểm
  • Tài chính và ngân hàng
  • Phát triển công nghệ và mạng xã hội
  • Truyền thông – Marketing
  • Các ngành sản xuất, lắp ráp, logistics
  • Viễn thông kết nối
  • Y dược học, điều chế hóa phẩm
  • Các học viện, viện nghiên cứu
Nhiều ngành nghề hiện nay đều yêu cầu cần có vị trí Data Analyst

Mức lương của một Data Analyst​

Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động, trong khoảng thời gian từ năm 2014 – 2024, nhu cầu nhân lực liên quan đến nghiên cứu dữ liệu thị trường, trong đó có Data Analyst sẽ tăng thêm đến 19%. Điều này cho thấy cơ hội việc làm liên quan đến phân tích dữ liệu sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều trong thời gian tới. Do đó, nếu có sự đầu tư ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn sẽ không phải lo lắng về cơ hội việc làm sau này.
Kết quả thống kê của Payscale cho thấy, các Data Analyst trình độ junior hiện đang nhận được mức lương dao động trong khoảng từ 40.000 – 77.000 USD/năm (trung bình khoảng 56.000 USD/năm). Đối với những người đã có kinh nghiệm và giữ các vị trí cao hơn, mức lương sẽ tăng cao hơn nhiều nằm trong mức từ 109.000 USD/năm.
Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, theo Báo cáo thị trường IT năm 2022 của TopDev, các vị trí làm việc liên quan đến dữ liệu và phân tích dữ liệu cũng được ghi nhận là có mức lương khá cao so với mặt bằng chung. Theo đó:

  • Data Scientist: 2.032 USD
  • Data Engineer: 1.737 USD
  • Big Data Engineer: 1.695 USD
  • IT Business Analyst: 966 USD
mức lương lập trình viên 2022

Tiềm năng của ngành Data Analyst​

Ngành Data Analyst có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh mà dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng trong các quyết định đối với doanh nghiệp và tổ chức. Dựa trên sự phân tích và hiểu biết về dữ liệu, Data Analyst có khả năng cung cấp thông tin và kiến thức đáng giá giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược chính xác hơn.
Với sự phát triển của công nghệ và internet, nguồn dữ liệu ngày càng lớn và đa dạng, từ đó tạo ra nhu cầu ngày càng cao về việc phân tích và khai thác dữ liệu. Data Analyst có vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý, và phân tích dữ liệu để tạo ra thông tin hữu ích, từ đó hỗ trợ các quyết định kinh doanh chính xác.
Ngoài ra, các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, Machine learning, Big data, và Internet of Things (IoT) cũng đang phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội mới cho Data Analyst áp dụng và phát triển kỹ năng của mình. Việc áp dụng các công nghệ mới giúp Data Analyst thực hiện phân tích dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng hơn, từ đó đưa ra những insight quan trọng để giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Trở thành một Data Analyst như thế nào?​

Về cơ bản, để có thể trở thành Data Analyst, bạn ít nhất cần có một nền tảng Toán học và tiếng Anh đủ tốt để làm việc. Các dữ liệu phải xử lý mỗi ngày đều đòi hỏi rất nhiều các kiến thức liên quan đến những môn học này. Bên cạnh việc học tập tại trường, bạn cũng có thể tham gia nhiều khóa học online hoàn toàn miễn phí trên mạng với sự hướng dẫn từ những chuyên gia phân tích dữ liệu trên toàn cầu. Đây là cơ hội đặc biệt tốt để bạn tận dụng và làm tốt công việc của mình.
Ngoài ra, một Data Analyst cũng đòi hỏi phải có khả năng sử dụng một số công cụ cơ bản như Excel, khả năng thiết kế báo cáo dễ hiểu và biết cách truy vấn SQL để lấy các dữ liệu nghiệp vụ. Để có cơ hội học tập và nâng cao kỹ năng từ sớm, các sinh viên cũng nên cố gắng tìm cho mình những cơ hội thực tập ở các công ty để làm quen với công việc thực tế. Đây là cơ hội rất tốt để bạn nâng cao kỹ năng làm việc của mình.

Data Analyst giỏi cần có những kỹ năng gì?​

Data Analyst giỏi cần có những kỹ năng gì?

Để trở thành một Data Analyst thành công, bạn cần phải phát triển và nắm vững một loạt kỹ năng cần thiết trong việc phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp thông minh. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng để trở thành Data Analyst:

  • Kỹ năng lập trình: Data Analyst cần có kiến thức vững về các ngôn ngữ lập trình như Python, R hoặc SQL để thao tác và xử lý dữ liệu.
  • Kỹ năng sử dụng công cụ phân tích dữ liệu: Data Analyst cần phải làm quen và sử dụng thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu như Excel, Tableau, Power BI hoặc Google Analytics.
  • Kiến thức về cơ sở dữ liệu: Data Analyst cần hiểu về cơ sở dữ liệu và biết cách truy vấn, lựa chọn và xử lý dữ liệu từ các nguồn khác nhau.
  • Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu: Data Analyst cần biết cách tạo ra các biểu đồ, đồ thị và trực quan hóa dữ liệu để trình bày kết quả phân tích một cách rõ ràng và dễ hiểu.
  • Kiến thức về thống kê: Data Analyst cần hiểu về các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu và đưa ra các kết luận đáng tin cậy.
  • Kỹ năng xử lý dữ liệu lớn: Data Analyst cần biết cách xử lý dữ liệu lớn (Big Data) và sử dụng các công nghệ và công cụ liên quan.
  • Kỹ năng giao tiếp và trình bày: Data Analyst cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và trình bày kết quả phân tích một cách logic và chuyên nghiệp.
  • Tư duy phân tích: Data Analyst cần có tư duy logic và phân tích để đưa ra các giải pháp và đề xuất dựa trên dữ liệu.
  • Tính kiên nhẫn và chi tiết: Data Analyst cần có tính kiên nhẫn và chi tiết trong việc xử lý và kiểm tra dữ liệu để đảm bảo tính chính xác của kết quả phân tích.
Kiên thức chuyên môn: Data Analyst cần hiểu về ngành nghề mình đang làm việc và có kiến thức chuyên môn để hiểu rõ hơn về dữ liệu và yêu cầu phân tích của ngành đó.
 
Top