lengochang

Tài xế Bạc
Thành viên BQT
Dưới đây là tổng hợp các review, đánh giá và nhận xét của những bạn đã đi xem phim Ký Sinh Trùng - Parasite bộ phim xoay quanh hai gia đình hoàn toàn trái ngược: một bên vô cùng giàu có, còn một bên luôn sống trong cảnh nghèo túng. Họ tình cờ gặp gỡ và quen biết nhau sau một biến cố không ngờ.

Phim chiếu tại từ ngày 21/06/2019 và phần review sẽ tuân thủ theo quy tắc là trung thực nhất và không Spoil phim để tránh việc khi bạn đi xem sẽ không còn hấp dẫn nữa.Nếu bạn đang có ý định đi xem phim này thì không thể bỏ qua các review bên dưới đây rồi nhé.

4935

Review 1

Với thời lượng 2 tiếng 11 phút (chỉ vừa đẹp để các nhà làm phim Ấn Độ quay chậm được cỡ 5 hay 6 nhân vật đang há hốc miệng gì đó) nhưng đạo diễn của phim Ký Sinh Trùng Bong Joon-ho đã lồng vào cỡ một tỉ ẩn dụ liên quan tới cả cấu trúc xã hội Hàn Quốc bao gồm các tầng lớp từ giới siêu giàu cho tới dân cùng khổ. Một vài ẩn dụ và ý đồ của đạo diễn của bộ phim có thể tạm đoán như sau:
1.Sự thất nghiệp của gia đình Ki-Woo: Sự thật là gia đình này hoàn toàn có khả năng kiếm tiền nếu họ muốn:
Không ai trong số họ bệnh nặng hay già yếu. Hai đứa con thì cao ráo xinh gái đẹp trai. Hãy nhớ tới phân cảnh cô tiểu thư nhà giàu họ Park đã say nắng anh chàng gia sư Ki-Woo rồi lại ngầm ngưỡng mộ xen lẫn ghen ghét sự xinh đẹp của cô em gái Ki-Jung, thêm sự việc anh lái xe thả thính Ki-Jung trong lúc đưa cô về nhà thì đủ biết là nhan sắc hai anh em nhà này không phải dạng vừa đâu.
Chẳng những rất khỏe lại đẹp, họ còn vô cùng tinh ranh và tháo vát. Ông bố thì có khả năng lái xe giỏi đến mức lái xe mới toanh sau nhiều năm nghỉ việc mà cốc café đầy của ông chủ Park cầm trên xe ô tô không sánh ra một giọt ngay cả khi ôm cua, bà mẹ thì liếc qua cũng có thể làm cấp tốc món mì mà thậm chí bà chưa ăn thử làm lần nào, Ki-Woo thì được cậu bạn thân nhận xét là “Đám sinh viên dạy tiếng Anh sao qua được cậu”, còn cô em gái Ki-Jung thì xem một lần trên mạng cũng phán được về trị liệu mỹ thuật như đúng rồi. Và khi họ kết hợp với nhau để cướp việc của người khác thì thôi rồi, kế hoạch đẹp một cách nghệ thuật và tất nhiên là bất bại luôn.
Nhưng tại sao gia đình này lại chịu sống trong một căn nhà rách nát bẩn thỉu và tìm mọi cách dùng Wifi chùa ngay cả khi phải chui vào nhà vệ sinh? Câu trả lời vì họ không muốn làm việc nặng với giá rẻ mạt. Những con người thông minh mạnh khỏe này nhận một công việc rất nhẹ nhàng là gấp hộp pizza tại nhà, và rồi họ cũng chả mấy chú tâm khi làm sai tới ¼ số hộp vì cho rằng tiền lương rẻ quá. Công việc mà họ mơ ước phải là nhàn nhã lại lương cao, hào nhoáng mà lại dễ dàng.
Thế nên đáp án mà tất cả đều mong chờ là: thủ đoạn lừa đảo.
Khi cơ hội tới, họ sẵn sàng dùng mánh khóe để cướp đi công ăn việc làm của những con người lương thiện khác chỉ với một chút xíu ân hận, hối lỗi lướt qua trên đầu môi.

65373462_10156546632183282_1841324094079893504_n.jpg

2. Sự ghen ghét hay đổ lỗi và luôn cảm thấy bất công:

Không khó để nhận ra thói quen hay đổ lỗi và ghen ghét những người giàu của gia đình nghèo Ki-Woo. Ngay ở phần đầu phim, khi họ làm hỏng tới 25% số hộp pizza mà chỉ bị trừ 10% lương – họ vẫn đem sự nghèo khó của mình ra để lấy lòng thương hại “Nhà chúng tôi đã nghèo thế này mà cô còn nỡ trừ tiền công sao”. Trong hoàn cảnh nào thì gia đình này cũng cho rằng họ nghèo khó là do số phận và do ai đó khác chứ không phải chính bản thân họ.
Những diễn biến sau đó vô cùng hợp lý với xu hướng tâm lý này của ông bố nhà nghèo Ki-Taek: từ việc ông khó chịu khi bà Park đi siêu thị không cần nhìn giá cho tới khi ông cảm thấy mình bị khinh rẻ vì có mùi nghèo hèn, rồi tiếp đến ông cầm dao đâm chết ông chủ Park – người đang trả tiền nuôi sống cả gia đình mình. Diễn biến này là dạng tâm lý: tôi khốn khổ thì các người cũng không được sống yên ổn.
Vậy tai sao người ông ta chọn đâm lai là ông chủ Park mà không phải các thành viên khác trong gia đình nhà Park: Vì đó là người chủ chốt làm ra tiền cho nhà họ Park, là người duy nhất đi làm nuôi vợ con. Khi tấn công vật chủ, loại ký sinh trùng nào nguy hiểm sẽ biết cách tấn công vào tim hay vào não để vật chủ chết nhanh nhất có thể. Sau khi ông Park mất, bà Park và các con có lẽ đã phải bán căn nhà sang trọng vì không còn đủ kinh tế như khi ông chồng còn sống. Điều đó sẽ làm thỏa mãn tâm lý dìm người giàu xuống của ông Ki-Tea
Qua đoạn này lại lạm bàn tới hai loại ký sinh trùng trong phim: một loại là gia đình bà quản gia – loai này sống nhờ vật chủ nhưng luôn biết ơn. Bà vợ thì tận tụy, ông chồng thì gõ Moocs code hàng ngày để cảm ơn ông chủ Park đã cho ăn. Còn loại thứ hai là gia đình nhà Ki: Không những ăn bám vật chủ, chúng còn có ý định làm chủ cả ngôi nhà và giết luôn vật chủ nếu cùng đường.

3. Nhân vật chính của phim:

Là Ki-Woo. Chính là cái cậu trai nhạt nhẽo chả có tài năng gì nhiều ngoài đẹp trai. Mới đầu xuất hiện cậu ta nhạt nhòa nhất cả cái gia đình luôn: ăn nói không lanh lẹ như bà mẹ, cử chỉ vụng về hơn ông bố, thần thái lại chả bằng cô em cool ngầu.
Nhưng càng về cuối phim cậu ta càng tỏ rõ là nhân vật thao túng toàn bộ mạch phim. Từ việc sẵn sàng cướp người trong mộng của bạn thân (cô tiểu thư họ Park) để mong giàu có cho tới việc cầm hòn đá đi định giết chồng bà quản gia. Trong tất cả các hành động, Ki-Woo đều thực hiện với một dã tâm lớn trong một vẻ hiền lành đến mức làm người ta mất cảnh giác (Chả thế mà cậu bạn thân đã an tâm giao crush vào tay Ki- Woo trước khi đi du học, ai ngờ là giao trứng cho ác)
Mạch phim xoay quanh Ki-Woo một cách rất rõ ràng. Đầu phim cậu ta 4 lần thi không đậu đại học mà vẫn tự tin là “Đây không phải bằng giả, năm sau con sẽ thi đậu vào ngôi trường này, con chỉ in trước bằng ra mà thôi”, giữa phim cậu ta ước “Nếu con làm rể ngôi nhà này…”, cuối phim kết thúc bằng cảnh cậu ngồi trong căn nhà hầm tù túng của mình sau khi cha mình ngồi tù, kế hoạch của cậu ấy là “Con sẽ kiếm nhiều tiền để mua lại ngôi nhà sang trọng kia, cha có thể bước lên đàng hoàng”.
Nhưng sau tất cả, ngay cả khi cha phải trốn dưới hầm và em gái mất, cậu ta chưa bao giờ bước lên làm chủ căn nhà hay kiếm sống mà tất cả là chỉ là kế hoạch cậu ta tự huyễn hoặc trong đầu. Chưa một lần nào cậu ta lao động để đạt được cái kế hoạch đề ra đó hay để gánh vác gia đình dù là một thanh niên đẹp trai thông minh khỏe mạnh.
Nhưng cuộc sống mà, y như người cha cậu ta đã nói: Đừng lên kế hoạch, cuộc đời sẽ không bao giờ vận hành theo cách chúng ta muốn.
Đến đây thì lý thuyết vô thường của Châu Á vốn là mạch ngầm trong phim lại nổi lên một cách thông suốt: cuộc sống luôn gồm những điều mà con người ta không thể ngờ tới được. Lúc vào làm gia sư chính Ki-Woo cũng không ngờ câu chuyện đi xa như vậy, lúc bà chủ tổ chức bữa tiệc cũng không nghĩ sự kiện vui vẻ lại hóa thảm họa như thế. Và chính yếu nhất vẫn là hòn đá mà cậu bạn tặng Ki-Woo: Hòn đá mang lai may mắn về mặt tiền bạc nhưng cũng mang lại tai họa. Nếu không có vận may ban đầu, chắc nhà Ki –Woo sẽ chỉ sống nghèo khổ chứ không tới mức người chết, người chạy trốn, người phải mổ não.
Qua bao biến cố, hòn đá vẫn y nguyên, căn nhà sang trọng không thay đổi nhưng số phận bao nguời đã thay đổi - Thông điệp về sự vô thường giống như một sợi chỉ kết nối toàn bộ các sự kiện và xuyên suốt
cả mạch phim, thể hiện rõ triết lý Châu Á của bộ phim.

4. Vai trò của phụ nữ và trẻ em trong xã hội Hàn Quốc:

Ai cũng nghĩ là người giàu thì sướng hơn nhiều người nghèo. Ok, mình cũng nghĩ thế. Nhưng bộ phim đã cho thấy cuộc sống của những người nghèo nhà họ Ki còn hạnh phúc hơn nhà Park rất nhiều.
Bà vợ của nhà họ Ki có thể oánh lại ông chồng ngay khi mình muốn, bà chủ nhà họ Park luôn sợ hãi chồng. Tới mức khi tuyển gia sư cho cậu con trai mà chồng quý như vàng ngọc, bà còn ngồi run rẩy tới mức không định thần nổi. Còn ông chủ đối Park đối với bà vợ xinh đẹp và sang trọng của mình thì sao: khi được hỏi có yêu vợ không, ông nghĩ lâu lâu rồi thả một câu “Cứ cho là có yêu đi”
Con gái con trai nhà họ Ki đều ăn cùng với gia đình (tất cả các cảnh ăn của nhà Park dù là ở nhà hàng hay trong nhà riêng, trong nhà họ Park đều là ăn với nhau – tất cả cảnh ăn của nhà họ Park đều là cảnh ăn riêng), đều được bàn bạc chung khi cả nhà làm bất kỳ kế hoạch nào. Còn nhà Park thì cô con gái thậm chí còn không có cảnh nào được nói chuyện với bố của mình (Rõ ràng vai trò của cô tiểu thư nhà họ Park trong gia đình là rất thấp) khiến cô bé luôn rụt rè e sợ trong chính nhà mình, cậu chủ nhỏ họ Park thì luôn chịu áp lực gắng sống như một thiên tài theo kỳ vọng của bố mẹ dù sự thật không phải như thế.

5. Tương lai của một bộ phận giới trẻ Hàn Quốc:

Nếu như đàn con nhà họ Ki lớn lên sẽ giống như ông bố lười lao động lại hay đổ tội cho người khác của họ, thì tiểu thư họ Park sẽ lớn lên giống như bà mẹ hay run sợ người đàn ông trong nhà.
Trong thế hệ những người trẻ trong phim, người duy nhất chết cuối phim là cô em gái Ki-Jung của Ki-Woo. Cô gái này chỉ sống ích kỷ và hơi thủ đoạn nhưng không hề độc ác. Bằng chứng là đoạn cuối phim Ki-Jung đã định xuống dưới hầm để xin lỗi và cứu vợ chồng bà quản gia. Cái chết của cô gái này là hình ảnh ẩn dụ của một vấn đề trong xã hội Hàn Quốc: Nếu không được bảo vệ bởi tiền (Như những đứa trẻ nhà họ Park) hay thủ đoạn độc ác (giống như ông anh Ki-Woo) thì cuối cùng chính những người trẻ này có thể sẽ chịu hậu quả của những sự đấu tranh của nhiều thế lực đen tối trong xã hội.

6. Hình ảnh ẩn dụ về Mùi Nghèo Khó: Mình thích ẩn dụ này.

Trong phim có vẻ như để cho ông chủ Park tỏ ý khinh khi những người nghèo khi nói họ có mùi của “Củ cải thối” và “Giẻ lau”. Nhưng tại sao chúng ta không phê phán người nghèo khi họ nó người giàu có mùi của Channel hay Gucci. Hai câu nhận xét đều phản ảnh sự thật, thì câu nói khen tốt còn câu chê thì xấu sao?
Ông chủ Park cũng là một con người bình thường thôi, thấy sao nói vậy. Tỉ dụ là bạn, bạn có dám uống cùng cốc của một người hành khất vừa uống xong không? Khi người ta sống quen với hương thơm rồi, thấy mùi người nghèo phát hiện ra ngay và nói cảm nhận của mình thì có gì là sai : ))))
Cuối phim ba ký sinh lớn nhất là ông bố đâm chết người, bà mẹ đạp chết người và ông con định cầm đá phang người đều còn sống, chứng tỏ ký sinh trùng là loại rất khó loại bỏ trong xã hội này. Hơi bất công nhưng lại thực tế ?

64642202_2330761230499007_7095705050130939904_o.jpg

7. Cuối cùng, một điều rất thú vị của phim là những kiến thức về nghề marketing và nghệ thuật quảng cáo được lồng ghép vô cùng tinh xảo:

Đi phỏng vấn xin việc ư? Hãy nói về những lý tưởng cao sang kiểu “em nên coi đây là một bài thi mà hãy coi nó là một chiến trường….”
Muốn tăng nhu cầu khách hàng và tăng giá ư? Hãy tạo sự khan hiếm giả tạo “Cô Jessica học từ Oxford về nhưng tôi không dám chắc cô ấy có rảnh để dạy không?”
Muốn tạo ấn tượng thương hiệu ư? Hãy in một danh thiếp thật trang nhã và thật chảnh (Kiểu thương hiệu cung cấp quản gia Care trong phim)
Muốn phục vụ người giàu ư? Hãy thêm vào những điều kiện khó khăn khi đăng ký kiểu hãy kê khai cho tôi số thu nhập xem ông bà có đủ điều kiện làm thành viên không…
Trên đây chỉ mới là một góc những ẩn dụ mà mình xem phim 1 lần nhìn ra, còn lại là vô số những ẩn dụ khác mà chắc mỗi người xem, mỗi lần xem lại sẽ phát hiện ra một khía cạnh và nhiều giải nghĩa khác nhau.
Xong còn nghe có bạn nói việc Ki-Woo thi 4-5 lần không đỗ cho thấy áp lực thi cử của Hàn hay cảnh căn hầm được xây có cả tủ lạnh và wc là để tránh hạt nhân Triều Tiên. Và ông chồng bà quản gia sống lâu dưới chỗ hầm kinh khủng đó lại thấy hài lòng giống dân Triều Tiên bị áp bức mãi cũng quen (lúc mọi ng hỏi sao ông sống thế này được nhỉ giống dân Thế Giới hay nói về dân Bắc Hàn). Mình thấy cũng hay và hợp lý.
Mạch phim nhanh và nén một lượng khủng khiếp các ẩn dụ như vậy (Còn chưa có điều kiện phân tích hình ảnh cơn mưa cuốn toàn bộ cặn bã của xã hội thượng lưu đổ xuống dưới hạ lưu, rồi các đoạn slow motion tuyệt đẹp trong phim, rồi cả nhạc phim siêu xuất sắc), không trách phim đạt Cành Cọ Vàng là hợp lý lắm rồi.

Review 2

Parasite xoay quanh 2 gia đình đại diện cho 2 thái cực đối lập của xã hội Hàn Quốc: gia đình giám đốc Park thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và gia đình của Ki-woo thuộc tầng lớp lao động nghèo (thật ra là còn hơn thế cơ - thất nghiệp) sinh sống tại tầng hầm chật chội ẩm thấp của 1 căn nhà nhỏ ở xóm ổ chuột. Ki-woo được người bạn thân giới thiệu và nhờ dạy thay cho con gái giám đốc Park trong thời gian đi du học, Ki-woo phải nói dối và giả dạng sinh viên xuất sắc của trường Đại học nổi tiếng. Mọi chuyện bắt đầu từ đây, khi lừa dối này dẫn đến lừa dối khác.

Được biên kịch và đạo diễn bởi Bong Joon-Ho, nên dù đề tài "khắc hoạ sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội" không hề mới, nhưng Parasite vẫn rất mới lạ và phá cách trong cách kể và định hướng câu chuyện. Thuộc thể loại hài kịch đen châm biếm tinh tế & sâu sắc với phong cách sử dụng nhiều ẩn dụ bí ẩn xen lẫn chút kịch tính kinh dị, Parasite khơi gợi tò mò và hiếu kỳ của người xem xuyên suốt phim. Có 1 số đoạn mình bị cuốn theo nhịp phim, cảm thấy run rẩy và lo sợ như thể hoá thân thành nhân vật.

Nửa đầu, phim khá trong sáng, nhẹ nhàng, hài hước. Nửa sau, phim bắt đầu chuyển biến đen tối dần và nặng nề hơn.

[SPOIL ALERT]
(Ly cố gắng hạn chế spoil nhất có thể vì phim cũng mới được công chiếu thôi)

Parasite có nghĩa là ký sinh trùng. Khi xã hội phân hoá giai cấp thì sự bình đẳng không còn, quan hệ cộng sinh chuyển hoá thành quan hệ ký sinh, người nghèo sống nương dựa vào kẻ giàu giống như loài ve ch* sống bám, bòn rút và hút máu từ từ. Ông bố Kim Ki Teak chuyển từ tầng hầm xóm ổ chuột sang tầm hầm biệt thự, dù sự thay đổi về nơi chốn nhưng về bản chất sống bám không khác nhau mấy. Parasite đọc hơi giống paradise - thiên đường. Cuộc sống gia đình Park không khác gì thiên đường với gia đình Kim Ki. Có điều ở trong chăn mới biết chăn có rận.

Phim hay ở chỗ không mang tính phán xét, không hướng người xem ngã về phía nào hơn, lúc thì nghiêng bên đây 1 chút sau đó lại nghiêng về phía ngược lại, cứ thế đan xen. Như thể không có thiện ác phân minh, không có kẻ thắng người thua, không có ai tốt ai xấu. Nghèo không phải cái tội, nhưng lừa gạt là tội, có điều lừa gạt để giúp đỡ gia đình, để thoát khỏi cái nghèo khổ đến cùng cực, hướng đến mục đích tốt thì có gì đáng trách?! Giàu có, không ngược đãi, bóc lột sức lao động và không tiếc tiền trả công cho người làm công ăn lương là tốt, nhưng lại sẵn sàng đuổi việc người theo mình nhiều năm mà không giúp đỡ hoặc tìm hiểu kĩ. Điều đó thể hiện sự ích kỷ chỉ biết quan tâm bản thân và gia đình mình của người giàu và có những suy nghĩ hành động kì thị, chia rẽ người nghèo gây ức chế người xem. Ví dụ như Mr. Park kì thị mùi cơ thể người nghèo, đỉnh điểm đoạn cuối phim (tò mò thì đi xem nhé ☺️). Và người giàu chưa chắc gì tốt đẹp như những gì họ show ra, vợ chồng Mr. Park cũng có những phần tính cách hơi bệnh hoạn, Yeon-kyo bình thường là một phu nhân nhà giàu lịch thiệp nhưng lại gác chân lên gối tựa đầu của ghế trước trong khi tài xế đang lái xe. Giống như bà Chung Sook nói 1 câu khá ám ảnh: "Họ tốt vì giàu. Tôi giàu thì tôi cũng sẽ tốt như họ, tiền có thể xóa tan đi mọi nếp nhăn”.

Còn nhiều thứ muốn nói thêm nữa lắm, chẳng hạn như phân tích diễn biến tâm lý từng nhân vật và chuyển biến mang tính đột phá về sau, nhưng tránh spoil nhiều và bài review quá dài mình tạm không đề cập nữa, ai xem xong nếu thích thì cùng thảo luận cho vui nhé.

Tôi xem xong cũng chẳng bênh vực ai, cũng chẳng tội nghiệp ai. Kết cục họ nhận được là do họ tự gây ra, cho dù kết quả đó có hơi tàn nhẫn với cả đôi bên. Nhưng đó là hiện thực, hiện thực thì tàn khốc chẳng chừa một ai. Chỉ cảm thấy mông lung hồi lâu và tự ái ngại sâu sắc về xã hội ngày càng phân chia giai cấp dựa theo đồng tiền và vị thế. Càng mông lung hơn khi Parasite được đạo diễn cố tình vạch ra ranh giới mà người nghèo dù có cố gắng cách mấy dường như cũng không thể nào vượt qua được, kẻ giàu thì càng giàu. Con trẻ được sinh ra ở một gia đình giàu có là phước phần từ kiếp trước. Chính vì góc nhìn trung lập khiến người xem suy nghĩ sâu sắc về thế giới hiện thực, nơi mà chính cách xã hội vận hành làm tha hoá và thay đổi con người, chính nó thúc đẩy hành vi chứ không phải từ bản chất con người.

Tiết tấu phim khá nhanh, nhưng nhịp điệu rõ ràng và ổn định. Có plot twist nhưng vẫn kiểm soát diễn biến câu chuyện mượt mà. Có nhiều chi tiết nhỏ nếu để ý kĩ sẽ thấy thêm được nhiều điều mà vị đạo diễn người Hàn cài cắm thêm vào (vd như bồn cầu, nước, tảng đá, cánh cửa, ánh đèn...). Phần hình ảnh, bối cảnh và ánh sáng của phim cũng xuất sắc, góp phần lớn trong việc thể hiện sự đối lập giàu nghèo. Hãy xem để cảm nhận rõ sự phân chia qua những thước phim chỉnh chu. Diễn xuất xuất sắc, nhập vai tốt, ai cũng có vai trò riêng, nâng đỡ nhau. Nhưng đáng khen nhất chính là diễn viên gạo cội Song Kang Ho (Kim Ki Taek).

Tuy nhiên, mình vẫn có một chút tiếc nuối, không hiểu sao cảm thấy phim cần phải ám ảnh và đen tối hơn xíu nữa. Tại thấy chưa đã hết mức, không biết có phải do phim ra rạp có bị cắt mất phần nào không
1f642.png
:))) hay do gu mình hơi nặng đô. Ngoài ra, phần âm thanh dừng ở mức ổn chứ không gây được ấn tượng.

Dù sao cũng vỗ tay cho chiến thắng xứng đáng của Parasite, chính thức là phim Hàn đầu tiên nhận giải thưởng danh giá Cành cọ vàng tại liên hoan phim Cannes 2019.

Review 3

Sau khi trở thành bộ phim Hàn đầu tiên đạt giải Cánh diều vàng ở liên hoan phim Cannes vừa xong, Parasite khiến dân mê xem phim vô cùng tò mò. Chẳng phải tự dưng mà các rạp ở Pháp vốn thờ ờ với điện ảnh châu Á và cũng chả mấy khi thèm mua bản quyền chiếu sớm kể cả phim của các diễn viên hạng A Hollywood lại vội vàng chiếu Parasite. Bình thường thì ngoài phim bom tấn kiểu Endgame ra thì các rạp phim chọn phòng chiếu khá chuẩn, rạp hiếm khi full quá nửa nên ngồi ngả ngớn vô cùng thoải mái mà phim này đc book full luôn, ngồi xem phim chật chội, rướn cổ lên đọc sub thật vô cùng mệt mỏi ?.

Phim xoay quanh gia đình 4 người thất nghiệp của Kiteak. Thông qua một người bạn của người con trai, cả gia đình đã lừa gạt gia đình họ Park giàu có để kiếm việc. Tuy nhiên, sự việc không chỉ đơn giản như thế, cả gia đình đã bị vướng vào một vụ việc nguy hiểm không ngờ.

Lúc đầu nhìn poster, mình tưởng đây là thể loại hại não ám ảnh cơ nhưng hóa ra lại là thể loại dark comedy, nôm na thì là phim tâm lý bi hài. Xem đúng vừa cười vừa khóc được luôn ?, kiểu hài duyên dáng không chịu nổi nhưng cũng vừa thấy thương hoàn cảnh éo le vcl. Phim đánh vào vấn đề xã hội không cũ cũng chả mới: Sự phân hóa giàu nghèo. Những con người nghèo khổ không còn cách nào khác phải bấu víu vào người giàu mà sống như những con kí sinh trùng. Để sinh tồn, con người ta phải quên đi hết sĩ diện, liêm sỉ, thậm chí quên đi đạo đức dù về bản chất là không hề xấu. Nhịp phim nhanh vừa phải, đủ để ng xem không bị mất tập trung. Cái tài tình của Parasite đó là tất cả những gì ta nghĩ sẽ diễn ra sẽ diễn ra trong nửa đầu của phim, để rồi nửa sau nó biến hóa khôn lường, twist 1 rổ, xem mà mắt chữ A mồm chứ O. Số chi tiết đoán trc được trong nửa cuối phim chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Phim sâu xa nhưng không hại não. Thông điệp được chuyển đến người xem vô cùng mượt mà, không để ng xem phải đặt câu hỏi wtf? chuyện gì đang xảy ra? hay tại sao lại thế?. Các diễn viên trong phim như được đo ni đóng giày cho vai diễn của mình, từ ngoại hình đến cách diễn. Park Seo Joon đc credit là cameo mà vai của ổng chủ chốt thì thôi rồi
1f60a.png
=))

Theo ý kiến cá nhân mình, đây là phim đáng xem nhất từ đầu năm đến giờ, hơn cả Endgame đó ạ. Không có gì để chê luôn. Một kiểu phim trừ khi giống bà bạn mình ghét mặt người Hàn ra thì ai xem cũng sẽ thích
1f60a.png
=)).

61131654_2252967658253561_6664390157795328000_n.jpg

Review 4

Nay mình xem lại lần 2 và quyết định viết thêm cảm nhận, lần này mình ko còn đi xem 1 mình
1f642.png
:))
Có spoil nhẹ nội dung phim.

"Ông vẫn yêu vợ mình chứ ?"

Một bộ phim tâm lý khá hay của đạo diễn Bong Joon-ho, xứng đáng giành giải Cành Cọ Vàng, câu chuyện mà phim kể có thể ko thật nhưng cách khắc họa nội tâm suy nghĩ nhân vật thì thật vô cùng nó phản ánh đúng diện mạo của xã hội và con người hiện nay giữa các tầng lớp. Và sẽ thấm hơn nếu b đã từng trải qua hoặc đặt bản thân vào câu chuyện, tôi thấy đc hình ảnh cuộc sống của mình đâu đó trong phim.
Nội dung có chiều sâu, liên kết chặt chẽ hợp lý giữa các sự kiện, mọi khúc mắc đều đc giải đáp khi phim kết thúc. Từng bối cảnh từng vụ việc đều có ý nghĩa riêng của nó ko hề có tình tiết thừa. Và cơn mưa lớn ngập cả khu sinh sống của ông bố Ki-taek như là đỉnh điểm của sự mệt mỏi ức chế và áp lực khiến ông tù quẩng, giám đốc Park một người luôn khinh thường, giả tạo và lăng nhăng chỉ biết bản thân mình thì có đáng chết ko ? Câu trả lời của mình là có, tất cả những mất mát trong phim, mình gọi đó là sự trả giá.
Đoạn đầu nhịp độ phim nhẹ nhàng bình bình mang hàm ý châm biếm xen kẽ một vài tình huống gây cười thoải mái, càng về sau càng đẩy lên cao trào, hồi hộp pha chút rợn người, đen tối ám ảnh. Tôi vẫn còn rợn người mỗi khi nghĩ về sinh nhật của Da-song.
Xã hội khắc nghiệt khiến con người ta phải trở nên mạnh mẽ cứng cỏi và tàn bạo, ai cũng có 1 góc tối 1 con quỷ đang ký sinh trong người chỉ chờ trực chiếm.
Diễn xuất xuất sắc tới từ các diễn viên chính, bộc lộ đc hết tính cách, tư duy cảm súc của từng nhân vật.
Âm nhạc tạm ổn, mình ko ấn tượng vì thấy thiếu sự du dương và cao trào.
Điểm cá nhân: 8đ

Review 5

Bộ phim Hàn Quốc đầu tiên thắng giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019, lập kỷ lục phòng vé Pháp và Hàn trong tháng 5 vừa qua liệu có thực sự hay như lời đồn?

Ghiền review không nói phim dở hay là hay mà chỉ cần kể cho các bạn rằng xem xong phim, đi chung thang máy và nghe 2 bạn nữ kia nói với nhau về phim Ký sinh trùng như sau: "Phim này làm mình sinh ra một loại Hoc môn mà nó khiến cảm giác xem phim khó chịu kinh khủng, y như có con ký sinh trùng đang ngọ ngoẹ trong người vậy". Nào, hãy cùng Ghiền review nhanh phim Ký Sinh Trùng nhé.

+ Cốt truyện: Theo mình, phần này các bạn tự ra rạp để khám phá vì nó rất rất hay và nếu nói ra thì sẽ giảm sự trải nghiệm của bạn đó.

+ Cái hay của phim đến từ sự chân thực, trần trụi và logic. Nhắc nhỏ các bạn tên phim là Ký sinh trùng nhưng không hề có một con quái vật hay vi khuẩn lạ gì đâu, có chăng chính chúng ta mới là những con vật ghê gớm đó á.

+ Đây không phải là phim kinh dị, ma quỷ nên các bạn yếu bóng vía hoàn toàn đi xem được. Cái hay của phim là làm người xem ám ảnh vì sự bất ngờ và sự đi xa của vấn đề phim đưa ra.

+ Phim đạt giải vì ngoài những cái hay ở trên thì còn đề cập đến vô số vấn đề của xã hội hiện nay như sự tham lam, lừa lọc, thất nghiệp, phân biệt giai cấp, tình yêu, tình bạn và thậm chí là cả chính trị nữa.

+ Có một triết lý trong phim cực kỳ giống như triết lý của gã hề Joker trong The Dark Knight (2008) và áp dụng với phim này vẫn hoàn toàn đúng.

+ Âm nhạc trong phim siêu đỉnh với những bản nhạc giao hưởng tiết tấu nhanh, vừa mang ý giễu cợt, vừa khiến người xem nổi da gà.

+ Phim lựa chọn rất nhiều góc quay cận mặt, phản ánh rõ cảm xúc nhân vật và màu sắc phim rất đa dạng, mãn nhãn.

+ Diễn xuất của các diễn viên rất tốt và chân thực, tuy nhiên vai cô em gái Ki-Jung do So dam Park là hay nhất. Tại sao mắt 1 mí nhưng chủ cần xem 15 phút là bạn phải yêu cô gái này vì cô cực ngầu, xinh và cute (có nét giống cô Amee bên mình á)

Tóm lại, Ký sinh trùng là một bộ phim Hàn rất hay và đặc biệt là cực kỳ dễ hiểu chứ không hack não rối ren nha. Phim này không cần phải giải thích tình tiết phim mà chỉ cần giải thích về ý nghĩa biểu tượng của các tình tiết đó. Ghiền review sẽ sớm có bài review chi tiết và chém gió mấy khoản nói trên. Việc của bạn là book vé ra rạp coi ngay thôi.

Nguồn tổng hợp FB​
 
Top