Tổng hợp các REVIEW phim Hai Phượng - Ngô Thanh Vân trước khi đi xem

lengochang

Tài xế Bạc
Thành viên BQT
Dưới đây là tổng hợp các review đánh giá phim Hai Phượng do đạo diễn Ngô Thanh Vân và cũng là diễn viên chính nói về hành trình giải cứu con gái khỏi tay bon buôn người quốc tế của "người mẹ" Ngô Thanh Vân.

Review 1

Giây phút Hai Phượng tung đòn kết liễu kẻ thù Thanh Sói cũng là lúc rạp chiếu số 1, với rất nhiều người trong nghề, KOL, nghệ sĩ, phải vỗ tay, huýt sáo và hú hét cho chị Vân ??? . Còn giây phút khi chiếc credit cuối cùng đã lăn hết, chị Vân đứng dậy, cũng là lúc mình, và nhiều khán giả tối qua, biết rằng giấc mơ hội nhập thế giới của điện ảnh Việt đã được chắp thêm “phản lực” để bay cao, bay xa hơn. ?✈?

?? Trước khi đi vào review phim thì mình muốn nói sơ về hai đơn vị đứng đằng sau việc sản xuất, nhượng quyền và phát hành Hai Phượng đi khắp các thị trường quốc tế: Arclight và Well Go USA. Arclight là một công ty nổi tiếng trong thị trường phim indie khắp thế giới, giữ bản quyền cho nhiều dự án phim độc lập (ngoài Hollywood) có chất lượng như Hotel Mumbai (với sự góp mặt của Dev Patel, Jason Isaac và Armie Hammer), Jungle (Daniel Radcliffe), còn Well Go USA lại là một đơn vị phát hành của Mỹ chuyên phổ biến các tác phẩm điện ảnh tốt từ châu Á đến khán giả Mỹ , mà mới đây nhất có Burning của Lee Chang Dong, Diêp Vấn Ngoại Truyện của Viên Hòa Bình và Shadow của Trương Nghệ Mưu. Với sự chung tay của cả hai công ty này, dễ thấy Hai Phượng không phải là một phim local nhỏ, vừa, mà có tiềm năng để khai thác ở rất nhiều thị trường khác, nên đập vào mắt đã thấy phim đã đạt đến một chuẩn quốc tế nhất định ở thể loại “hành động” để có thể tự tin đi chinh chiến
??‍♀️ Với mình, bộ phim hay và gây được ấn tượng là bộ phim phải đi ra từ nhân vật- cốt lõi của mọi thứ. Xây dựng nhân vật có tốt thì những thứ lấp lánh phủ lên mới hợp lý và tôn bộ phim lên. Cái thích đầu tiên ở Hai Phượng là tên tiếng Anh của phim: Furie. Trong tiếng Anh, có thể là một cách chơi chữ của fury. “sự cuồng nộ”. Trong thần thoại Hy Lạp thì đây là cách gọi một trong ba nữ thần báo thù (goddess of vengeance). Trong phim, Hai Phượng hiện lên như một người mẹ không ngơi nghỉ tìm và giải cứu con gái là bé Mai. Thường thì trong nhiều phim Việt khác, phản xạ của người mẹ khi thấy con mình bị bắt cóc là ngay lập tức nhờ sự hỗ trợ của chính quyền. Hai Phượng thì không vậy. Từ giây phút thấy bóng dáng con mình bị vài ba kẻ lạ mặt lôi đi, chị xông pha lao đi cứu đứa nhỏ trong phân đoạn “run & chase” kinh điển thường thấy trong thể loại hành động. Tưởng những lúc mất dấu, chị chạy đường khác, chị hỏi đường, chị dí theo cho bằng được. Lì đến mức bám theo xe của người ta để lên đến Sài Gòn dù chị biết chị việc bám theo không hề dễ. Lên đến Sài Gòn, chị có về đồn, nhưng vẫn tự chủ mọi thứ để không phải bị ba thứ hành chính thủ tục cản chân. Chị bôn ba hết các con hẻm quận 4 để lần theo dấu vết con mình. Tất cả những bản năng này được xây dựng dựa trên một background nhân vật khá tốt: một chị đại bảo kê có máu mặt trong giới giang hồ ở Sài Gòn đã rửa tay gác kiếm, con nhà võ, chứ không đi theo hướng một bánh bèo miền Tây đột nhiên có máu liều làm tất cả chuyện này. Hên quá, makeup artist không trang điểm cho chị Vân bị lố hay bị đẹp quá, hóa trang đủ thấy khuyết điểm khuôn mặt của người phụ nữ miền Tây.
??‍♀️ Điểm sáng tiếp theo của phim là ở các màn hành động, hiển nhiên rồi. Năm nào điện ảnh Việt cũng có phim hành động, hoặc phim có vài ba cảnh hành động, vậy hành động của chị Hai có gì đặc biệt? Đó chính là “sự khó lường”. Mình lấy ví dụ nhé: chị Hai siết cổ một gã bằng lục bình trôi sông ở một phân đoạn đả nhau dưới nước. Vẫn thấy bình thường? Có một phân đoạn khi chị Hai bị Trực (Phạm Anh Khoa) vật xuống và dòng tay bóp cổ, máy quay đã lia tới bình hoa cạnh bàn thờ gần đó. Lúc đó mình đã nghĩ “ôi lại cầm bình hoa đập đầu rồi thoát chứ gì”. Nhưng không. Bình hoa thất bại và không hề làm gã kia khựng lại. Trước sự thốn đến tận cùng của mình, chị Phượng rút một cây nhang đang đốt ra và ghim thẳng vô cổ hắn. Đó, cái giật gân của Hai Phượng đã ở chỗ nó sẽ làm khán giả cảm thấy thốn vô cùng. Việc kết hợp bối cảnh với những thứ râu ria xung quanh bối cảnh đó (sầu riêng ở chợ, tua vít cờ lê ở một tiệm sửa xe, những thanh chắn trên cao dọc đường sắt…), cũng khiến phim chân thật và ngạt thở hơn, vì khán giả dễ cảm nhận được độ tỉ mỉ của ekip và rằng những cảnh này không phải để trang trí hay cho chỉ để cho đẹp.
??‍♀️ Cứ ngỡ những phim đã đầu tư cho hành động rồi thì không cần quá tập trung vào sự “art” của màu sắc, góc quay hay set design. Nhưng không. Hai Phượng lại khiến mình bất ngờ thêm lần nữa bởi sự biến đổi liên tục giữa các gam màu. Từ màu nóng bức, khó chịu của vùng quê Trà Vinh, đến màu sắc lạnh lẽo, khắc họa sự cô độc của chị Phượng khi trở lại Sài Gòn, rồi đến màu tím thời thượng đầy huyền bí ở những con hẻm Sài Gòn lúc chị lần theo dấu con mình, rồi lại rực sáng tràn đầy hy vọng và ấm áp ở cuối phim. Mình đặc biệt đánh giá cao phân đoạn chị lang thang những con hẻm. Góc quay, màu phim và âm nhạc thật sự làm khán giả bị ghê người trước một “thế giới ngầm” của giới giang hồ. Khung hình bí bách, hạn chế những wide angle shot, tập trung vào one take và long shot kèm phần scoring y như có tiếng kim đồng hồ đếm ngược càng khiến cho khán giả hồi hộp theo từng bước đi của chị Phượng hơn.
??‍♀️ Và cuối cùng, Hai Phượng chiếm trọn tình cảm của mình khi xây dựng hình ảnh nhân vật chính và nhân vật phản diện đều là nữ nhân. Giữa lúc Hollywood còn đang ráo riết chạy theo trend về cinematic feminism để lật lại mọi hệ quy chuẩn điện ảnh đó giờ thì Việt Nam đã và ngày càng có nhiều bộ phim đưa nhân vật nữ lên trên cả, cho họ quyền lựa chọn và làm chủ cuộc chơi của mình mà không chịu chi phối bởi bất kì nhân vật nam nào. Đến cả một phân đoạn hài mang tính comic relief của phim cũng là sự kết hợp giữa hai nhân vật nữ, khiến khán giả vô cùng thích thú. Màn final showdown giữa Hai Phượng và Thanh Sói xứng đáng là màn tay đôi đỉnh nhất nhiều năm trở lại đây của điện ảnh Việt, lại càng xứng đáng là cột mốc cho màn hành động “nữ- nữ”.
??‍♀️ Phim không phải không có sạn. Giá như biên kịch xây dựng thoại cho Hai Phượng tốt hơn, giá mà những thông điệp của bộ phim được truyền tải ý nhị và bớt lộ liễu hơn, thì có lẽ phim sẽ còn trọn vẹn hơn nữa. Nhìn chung, Hai Phượng là một niềm tự hào của điện ảnh nước nhà mà chúng ta không nên bỏ qua, vì những sản phâm tử tế, tỉ mỉ, tâm huyết như thế này đáng được biết đến và ủng hộ. Rất hy vọng phim sẽ được doanh thu khủng và biết đâu sau này còn được phát hành trên Netflix để trở thành phim tiên phong!

Review 2

TRẦM TRỒ CÚI ĐẦU NỂ PHỤC” là sáu chữ vàng có thể dành cho bộ phim Hai Phượng của chị đả nữ Ngô Thanh Vân.
.
Dự án Hai Phượng được chị Vân ấp ủ và giấu kín đến mức hôm qua là lần đầu tiên Jun được xem bản full hoàn chỉnh. Nói thật trước khi xem, Jun cũng ko dám mong đợi nhiều bởi lẽ người ta nói kì vọng nhiều thì dễ thất vọng, nhất là những dòng phim như Hai Phượng do Việt Nam sản xuất quá mới lạ.
.
Nhưng không, từ lúc đặt mông xuống ghế ngồi cho đến khi bước ra khỏi rạp, mình vẫn không thể tin được Hai Phượng có thể siêu cấp tuyệt vời đến như vậy. Càng tuyệt vời hơn khi 95% những người làm ra bộ phim này lại là người Việt Nam, có thể nói là từ trước đến nay chưa có một bộ phim nào khiến mình sôi sục và cảm động, tự hào đến mức như vậy sau Dòng Máu Anh Hùng. Có thể do là người nhà nên mình càng bất ngờ hơn bao giờ hết với Hai Phượng. Chị Ba đã thực sự có một sản phẩm để đời rồi, sẽ chẳng ai nhắc đến vai Thúy, dì ghẻ, v.v… nữa mà sẽ nhớ mãi HAI PHƯỢNG - cột mốc đáng quý này từ đây!
.
Phim chị Vân thì thôi xin không bàn nhiều về võ thuật nữa, lần này chị đã vượt qua cả giới hạn của bản thân với những pha hành động gây cấn thót tim, xem chị đánh mà thương dùm cho số phận nhân vật. Nói gọn một điều là chắc không một nữ diễn viên nào ở Việt Nam hiện nay có thể qua mặt được chị về hành động võ thuật.
.
Từ trước đến nay, điều khó khăn nhất của một bộ phim hành động võ thuật giang hồ tại Việt Nam mọi người cứ hay lầm là do kĩ thuật hành động VN mình quá yếu nhưng thật chất không phải. Cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ khâu kịch bản, động cơ của nhân vật. “TẠI SAO NHÂN VẬT ẤY LẠI HÀNH ĐỘNG NHƯ VẬY?” Nếu trả lời được câu hỏi này một cách trơn tru thì khán giả sẽ thoải mái xem phim gạt bỏ mọi cảm giác hoài nghi. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, nên những vấn đề quá lớn, quá vĩ mô mà khâu tiền kì lỡ xấu, kém sẽ khiến khán giả không thể tin, vô hình chung làm cho bộ phim trở nên vô lý và quá phi thực tế.
.
Nhưng vấn đề của HAI PHƯỢNG đặt ra rất gần gũi và quen thuộc với 100% dân số thế giới và nhất là Việt Nam, đó là đề cao TÌNH MẪU TỬ. Xin mượn một câu thoại của nhân vật mà anh Rocker Phạm Anh Khoa thể hiện trong phim: “Hổ cái khi mất con sẽ không một ai có thể ngán đường được nó, nó sẽ làm tất cả thậm chí giết hết để lấy lại con của mình.” Quả thật là vậy, với mục tiêu rõ ràng, nhân vật Hai Phượng từ một người mẹ làm nghề bảo kê hèn mọn rẻ tiền, xã hội chà đạp chửi rủa khinh miệt bỗng hóa ANH HÙNG, không những cứu con mà tiêu diệt cả một đường dây bắt cóc quốc tế. Biên kịch đã thật giỏi, mạnh tay và liều lĩnh khi giao nhiệm vụ dường như bất khả thi nhưng vô cùng hợp lý vì đó là một người mẹ mất con.
.
Phim Hai Phượng còn làm được một điều nữa mà Jun hoàn toàn bất ngờ, đó chính là TÌNH CẢM. Có thể nói đây là một bộ phim đóng vai Mẹ đạt nhất của chị Ngô Thanh Vân từ trước đến nay, mặc dù lần này chị không sắc xảo như Dì Ghẻ trong Tấm Cám hay nền nã đoan trang như Thanh Mai trong Cô Ba Sài Gòn mà chỉ đơn giản độc nhất một bộ bà ba tím, đầu xù tóc rối, da dẻ xấu xí suốt phim. Khán giả thực sự đã tin bé Mai chính là con của chị, nỗi đau của chị được lột tả cùng cực – một bà mẹ giang hồ ít khi nào thể hiện tình cảm với con mình nhưng cái tình cảm thể hiện ấy mới là khó và chị Vân đã thực sự làm được. Những giọt nước mắt tưởng chừng như muộn màn nhưng nhân vật người mẹ cứ thế KHÔNG TỪ BỎ, tiếp tục đứng dậy và chiến đấu đến cùng.
.
Không thể không khen những tuyến nhân vật phụ thực sự đỉnh, những diễn viên dễ thương hài hước giúp sự đen tối, căng thẳng của bộ phim giảm đi phần nào, bé Cát Vi diễn rất hay và đáng yêu. Nhưng bắt buộc phải dành một huy chương xứng đáng nữa cho nữ diễn viên đóng vai bà trùm Thanh Sói – kẻ khiến cho khán phòng phải sợ hãi vì sự ngầu lòi và độc ác của mụ ta, … kẻ tưởng chừng như không thể nào bại được dưới bất kì ai – ngầu ra sao và khiếp sợ thế nào thì mời ra rạp…
.
Việt Nam bao lâu nay đều ưa chuộng dòng phim tình cảm, hài hước nhưng lần này sau khi xem xong một bộ phim hành động võ thuật, khán giả đều ngồi lặng lại sau những tràn pháo tay không ngớt để ngắm nhìn về phía dàn diễn viên và cả ekip vì nể phục và trân trọng những cống hiến mà họ đã làm được cho nền điện ảnh nước nhà.
.
HAI PHƯỢNG bắt buộc phải thắng đó là sứ mệnh để những người làm phim tử tế tại Việt Nam mới còn động lực dấn thân và mạo hiểm cho những sản phẩm tuyệt vời như vậy. Ai nói tui người nhà, mèo khen mèo dài đuôi tui chịu chứ phim Hai Phượng xứng đáng đạt điểm 11/10 (1+ là do bả là bà chị tui!)

Review 3


  1. Có Spoil 1 số chi tiết trong phim. Nếu bạn chưa ra rạp ủng hộ thì mong bạn hãy tận mắt xem phim trước
    1f642.png
    :)
  2. Bài viết có nêu ưu điểm, hạn chế của phim để có góc nhìn đa chiều.
  3. Bài viết vẫn mang tính chủ quan của người viết.
? NỘI DUNG - KỊCH BẢN

- Vào vai một người mẹ có quá khứ làm chị đại, bảo kê Bar, Club ở Sài Gòn - làm đòi nợ thuê ở vùng quê, Hai Phượng (Ngô Thanh Vân) một thân nuôi con gái khôn lớn. Bé Mai lọt vào tầm ngắm của 1 đường dây bắt cóc, buôn bán nội tạng khiến chị Hai bôn ba khắp nơi để cứu con.

Thật sự mà nói, đây là 1 cốt truyện không quá mới, 1 motip quen thuộc trong các phim Hollywood nhưng với thể loại hành động, giang hồ thì chỉ cần "khung sườn" như vậy là ổn. Tiếp theo là khả năng của biên kịch để sáng tạo tình tiết bên trong.

- Các tình tiết được dẫn dắt liền mạch, hợp lý. Với nhịp độ chậm vừa ở phần đầu và được đẩy nhanh, dồn dập tăng dần đều về cuối. Phim kết hợp tốt giữa tình mẫu tử, chuyện gia đình, giang hồ, phá án... giúp đỡ nhàm chán nhưng nhờ sắp xếp tốt nên phim không trở thành nồi lẩu thập cẩm.

- Phim mang tính thời sự khi thổi vào đó vấn nạn bắt cóc, buôn bán nội tạng.

? CẢNH QUAY

- Đậm hồn Việt với bối cảnh ở lò gạch, ghe thuyền sông nước, những cánh đồng trải dài bát ngát... đủ sức phô bày vẻ đẹp VN ra thế giới khi đầu tháng 3 phim được chiếu ở Mỹ. Bên cạnh đó, những khu chợ chồm hổm, những con hẻm hẹp, những chung cư với đủ thành phần "bất hảo" được lên hình đầy đủ.

- Nhờ sự chỉ đạo hành động của ekip nước ngoài, đả nữ có nhiều pha đánh đấm đẹp mắt, gây thót tim ở những cảnh đâm chém rất thật. Dù vậy, giang hồ "tôm tép" ở quê hay TP cũng có ít chiêu thức, chưa phong phú. Trường đoạn đẹp mắt có lẽ là lúc Hai Phượng giao chiến với Phạm Anh Khoa trong cửa hàng sửa xe và với Thanh Sói trên toa xe lửa. Ra đòn nhanh, gọn, dứt khoát, liên hoàn khiến khán giả "tròn xoe mắt" rồi vỗ tay tán thưởng.

- Pha rượt đuổi thú vị nhưng mình thấy khá dài mà không có sự "thay đổi" như các phim Mỹ (Ví như cho Hai Phượng nhảy từ trên cầu xuống thuyền bọn bắt cóc/ bay xe lên không... cho thay đổi không khí). Cảnh giao chiến trên nóc toa xe lửa hấp dẫn không kém Hollywood với trọn combo: xém đụng đầu vào thanh chắn, rơi và bám vào 1 bên toa xe...

? ÂM THANH - NHẠC PHIM

- Phim có âm thanh sống động từ tiếng chợ búa, bà 888 xầm xì bàn tán đến muôn loại vũ khí va vào nhau, đâm vào da thịt... góp phần tăng độ chân thật của phim.

- Nhạc trong phim có khoảng 2 câu hát từ ca khúc "Cho Con" được lồng ghép hợp khung cảnh. Còn lại nếu nhớ không nhầm thì phải đến cuối phim mới có 1 bài có lời vang lên. Nhạc nền được soạn khá hay. Tự dưng nghe nhạc nền phụ họa cùng cảnh phim mà mình thấy xao xuyến vô cùng.

? DIỄN XUẤT

- Đa phần diễn viên đạt mức tròn vai. Ngô Thanh Vân biểu cảm đa dạng: lúc tức giận, lúc lo lắng đến run người khi con bị bắt... Bé Mai Cát Vy dù còn nhỏ nhưng diễn tốt, mang lại cảm xúc đong đầy nơi người xem. Pom, Phan Thanh Nhiên ở mức vừa đủ... Chất giọng của chị Vân đôi chỗ hơi ngang ngang.

Tóm lại

? "Hai Phượng" là phim được đầu tư chỉn chu ở các khâu, cho thấy cái tâm làm nghề và sự dụng công của cả ekip sản xuất. Cốt truyện có thể "chưa đột phá" nhưng hành động mãn nhãn và tổng thể ở mức tốt, đã đáp ứng những yêu cầu khắc khe để hội nhập vào thị trường phim thế giới.

Xem thêm:

Review 4


Tác phẩm được coi là “chạm đỉnh diễn xuất” của đả nữ Ngô Thanh Vân. Đây cũng là tác phẩm có chiều sâu nhất của cô kể từ thời “Dòng Máu Anh Hùng”. Tuy nhiên, rõ ràng phim vẫn có những hạt sạn không đáng có và motip có phần hơi quen thuộc.
BẠN SẼ THÍCH
- 1 cốt truyện giàu tính nhân văn, đề cao tình mẫu tử và nỗ lực vượt qua nỗi sợ của con người.
_
- Kịch bản logic, được đầu tư bài bản. Ngay từ khi Hai Phượng không có 1 chút tung tích gì về con gái cho đến khi tìm ra. Các dẫn chứng không phải từ trời rơi xuống.
_
- Các cảnh hành động cực kì mãn nhãn, đầu tư kĩ lưỡng từ các động tác cho đến các logic trong tấn công nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia Hollywood. Phải nói là chất lượng combo tiêu diệt mục tiêu cứ như đang xem “Nhiệm vụ bất khả thi”
_
  • Âm thanh cực kì chất lượng: Tiếng dao đâm vào da thịt, những cú đá trời giáng hay tiếng kêu răng rắc từ xương gãy đều khiến khán giả cũng cảm thấy đau theo.
  • Diễn xuất của các diễn viên đều chuyên nghiệp, không tạo cảm giác gượng cho người xem. Đặc biệt là những phân đoạn cao trào trong tâm lý nhân vật của Hai Phượng và người con của cô (Do bé Cát Vi thủ vai)
_
-Màu sắc phim được cân chỉnh rất tốt, tạo ra không khí gay cấn và nghẹt thở bổ sung bằng những trường đoạn nhạc nền dồn dập cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra những tác phẩm hành động mang tầm Hollywood
BẠN CÓ THỂ KHÔNG THÍCH
- Với những người đã xem series Taken do tài tử Liam Neeson thủ vai chính sẽ thấy ngay những nét tương đồng trong kịch bản của cả 2 bộ phim. Tuy nhiên, nếu nói là Hai Phượng “đạo” hoàn toàn không chính xác. Sự giống nhau có chăng là ý tưởng hành động nhưng việc phân bổ lại bối cảnh, sắp xếp tình huống khác đi, cũng làm cho nó khác đi.
_
- Nhiều cảnh hành động hơi quá đà. Bộ phim có thể sẽ tốt hơn rất nhiều nếu các cảnh hành động này được điều phối một cách hợp lý. Đôi khi người ta sẽ thấy Hai Phượng như 1 siêu nhân chứ không chỉ là một bà mẹ đơn thuần khi ra những đòn thế… quá phức tạp và cảm giác như từng được đào tạo qua trường lớp quân đội. Tất nhiên, nó vẫn tạo ra những sự sướng mắt nhất định.
*CHẤM ĐIỂM
8.5/10 – ĐÁNG XEM

Review 5


1. ?✨ Đánh đấm siêu đã, nhìn chân thật:

Các pha đánh đấm trong Hai Phượng đều rất cụ thể: ai đánh ai, vào vị trí nào, gây lực như nào. Không phải kiểu dựng chớp nhoáng mỗi động tác 1/10s gây hỏa mù ko nhìn rõ gì cả ^^ Xem mà thấy đau giùm cho nhân vật luôn, nên đến lúc NV chính của chúng ta bật dậy được thì cảm xúc đã lắm.

2. ??️‍♀️ Trùm cuối rất mạnh:

Nhìn thấy trùm lần đầu là mình đứng tim luôn: một vẻ đẹp lưỡng tính rất đáng sợ. Hai Phượng là con nhà võ và hành tẩu giang hồ lâu thế mà còn te tua với chị trùm này. Kẻ thù có mạnh thì cuộc đua mới gian nan và nếu thắng mới vỡ òa, thích lắm ^^

3. ?? Kịch bản vừa đủ:

Câu chuyện của Hai Phượng đơn giản, dễ theo dõi, mang lại nhiều không gian cho phần hành động của phim. Không có lỗ hổng nào làm khán giả mình thấy tức anh ách. Không có NV nào mang tính minh họa phẳng lì. Các anh công an xuất hiện hợp lý cũng là điểm hay ho, cho thấy phim rút kinh nghiệm từ các ca trước ^^

Hai Phượng gợi cho mình nhớ một bộ phim hành động của chị Ngô Thanh Vân mà mình rất yêu quý: Lửa Phật. Hồi đó xem ở LHP bên Hàn mà cả phòng vỗ tay hú hét nhiệt vô cùng. Hai Phượng giống Lửa Phật ở điểm cùng có visual mãn nhãn, kỹ xảo đẹp đầu tư khủng, diễn viên có hồn.

Mong là sau nhiều năm kể từ những Lửa Phật, Bẫy Rồng, hay xa hơn là Dòng Máu Anh Hùng, nay đông đảo khán giả đã sẵn sàng hơn để đón nhận một bộ phim hành động rất tử tế và chất lượng cao của điện ảnh Việt Nam ? Mong một kết quả rực rỡ nhất cho Hai Phượng ??
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top