SoftBank tiếp tục đầu tư 1.5 tỷ USD vào Grab để thống lĩnh thị trường Đông Nam Á

vision-fund-softbank-dau-tu-vao-grab.jpg


Như thông tin trước đó Techbike có đưa tin, vào tháng 10/2018 Tập đoàn SoftBank đã tiến đến một thỏa thuận để đầu tư khoảng 500 triệu đô la vào Grab để tăng niềm tin vào công nghệ và sự tăng trưởng của Grab.Và nay gã khổng lồ này tiếp tục lên kế hoạch đầu tư thêm 1 tỷ USD vào dịch vụ gọi xe đang có thị phần lớn nhất Đông Nam Á là Grab như vậy khoản đầu tư trong năm nay từ SoftBank có thể đạt tới 1,5 tỷ USD theo nguồn tin từ Techcrunch.

SoftBank dự kiến sẽ hoàn tất khoản đầu tư vào Grab trong tháng này và một thông báo có khả năng vào tháng tới, 2 bên từ chối và xác định là thông tin không được công khai.

Khoản tài trợ mới nhất của Grab đến từ quỹ Vision Fund của SoftBank, sau khi hãng này huy động được hơn 93 tỷ đô la vào năm ngoái và là quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới.

Grab được thàng lập hơn 6 năm nay và đã gọi được hơn 6 tỷ USD trong tổng số vốn của công ty, dẫn đầu bởi SoftBank, Didi Chuxing - dịch vụ gọi xe hàng đầu tại Trung Quốc và Toyota Motor Corp. Sau lần tài trợ 2 tỷ USD gần đây nhất vài tháng trước, Grab được định giá công ty lên khoảng 11 tỷ đô la.Toyota và các công ty tài chính đã dẫn đầu các quỹ đầu tư trong năm nay.
SoftBank lần đầu tiên mua cổ phần của Grab vào năm 2014 với giá trị là 250 triệu USD ngay sau khi Grab thành lập được 2 năm và bắt đầu cạnh tranh với Uber Technologies tại Đông Nam Á.

Bên cạnh đó trong vòng gọi vốn Series H của mình cho đến hiện tại Grab đã thu về 1.9 tỷ USD từ các khoản đầu tư như: 50 triệu USD từ công ty TNHH Yamaha Motor của Nhật Bản, huy động được 250 triệu USD từ nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor và công ty liên kết Kia Motors.Vào tháng 10 vừa rồi Grab đã huy động được 200 triệu đô la từ công ty du lịch Booking Holdings, với mức định giá khoảng 11 tỷ đô la. Microsoft Corp đã đầu tư một khoản tiền không được tiết lộ vào Grab. Một tháng trước, nó đã huy động được 1 tỷ đô la từ các nhà đầu tư bao gồm OppenheimerFunds, Ping An Capital, Vulcan Capital, Macquarie Capital và Lightspeed Venture Partners.

Grab đang tìm cách biến mình thành một tập đoàn công nghệ tiêu dùng hàng đầu tại khu vực cung cấp dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn, chuyển tiền điện tử và thanh toán di động... mong muốn biến mình thành một "siêu ứng dụng" tại thị trường đang phát triển nhanh nhất thế giới.

Go-Jek tại Indonesia chính là đối thủ lớn nhất của Grab, cả 2 đều đang huy động hàng tỷ đô la và đầu tư vào cuộc đua giành thị phần tại Đông Nam Á, khi tại đây 650 triệu người tiêu dùng trong khu vực lên mạng và sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm, đi lại và thanh toán.

Hiện tại Go-Jek cũng đã mở rộng thị phần của mình ra quốc tế khi chính thức có mặt tại các nước Viet Nam, Singapore và Thai Lan.
Tại thị trường Việt Nam, tuy Grab đang nắm phần lớn thị phần trong tay nhưng hãng này cũng đang phải cạnh tranh với rất nhiều ứng dụng gọi xe khác như: Go-Viet, Vato, be...tuy nhiên hãng này luôn tỏ ra mình là người có nguồn tài chính lớn mạnh khi tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi cho tài xế và khách hàng để thu hút thị phần từ các hãng dịch vụ khác.

Tham khảo: techcrunch
 
Sửa lần cuối:
Top