Sau Go-Viet, ông Trần Thanh Hải không còn là CEO cửa ứng dụng gọi xe Be

Theo thông cáo báo chí mới nhất từ ứng dụng gọi xe be của Công ty cổ phần beGroup thì bà Nguyễn Hoàng Phương – hiện là Giám đốc vận hành – sẽ giữ vị trí quyền Tổng giám đốc beGroup kể từ ngày 24/12/2019. Ông Trần Thanh Hải – Tổng Giám đốc sẽ tạm nghỉ vì lý do cá nhân, nhưng tiếp tục giữ vai trò cố vấn chiến lược cho Hội đồng quản trị.

ceo-tran-thanh-hai-thoi-lam-ceo-begroup.jpg

Từ ngày 24/12/2019 ông Trần Thanh Hải không còn là CEO của ứng dụng gọi xe be.Ông từng là đồng sáng lập và là cựu Giám đốc kỹ thuật (CTO) của Vinagame.

Đây là một tin khá bất ngờ đến từ ứng dụng gọi xe be khi gần đây đã có rất nhiều sự thay đổi nhân sự đến từ các ứng dụng trong lĩnh vực gọi xe, transport như Ceo Go-Viet, Ahamove từ chức cách nhau vài ngày.Cũng tương tự như Go-Viet, trước đây CEO Nguyễn Vũ Đức cùng bà Linh Nguyễn CGO từ chức và chuyển sang làm cố vấn cho Go-Jek tại thị trường Việt Nam tuy nhiên tại thời điểm hiện tại thì theo nhiều nguồn tin rằng Ông Đức và bà Linh đã không còn lại tại Go-Viet và chuyển sang làm tại một dự án mới của tập đoàn Vingroup.
Bà Nguyễn Hoàng Phương cùng với ông Trần Thanh Hải đều là những thành viên sáng lập của ứng dụng gọi xe “be” – một start up công nghệ Việt. Trong một năm qua, bà Phương là người đóng vai trò triển khai vận hành của “be”. Bà am hiểu công ty và sát cánh cùng ông Hải và Hội đồng quản trị để góp phần đưa “be” đến với thành công hiện tại.

Theo ứng dụng be công bố thì việc thay đổi nhân sự ở beGroup đã được Ban lãnh đạo công ty lên kế hoạch trước đó, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt để bảo đảm sự ổn định trong vận hành của toàn hệ thống, cũng như bảo đảm chất lượng dịch vụ khách hàng và quyền lợi tài xế luôn được duy trì ở mức cao nhất.

Trong năm 2020 ứng dụng gọi xe này công bố sẽ tập trung hơn nữa vào mảng vận tải theo hướng gia tăng chiếm lĩnh thị phần và phát triển lâu dài. Các công nghệ hiện đại và nguồn lực sẽ tiếp tục được chú trọng để mạng lại nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng, tiến đến mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu nhập tốt hơn cho tài xế.Cụ thể trước đây ứng dụng be từng định ra mắt dịch vụ giao đồ ăn beFood tuy nhiên sau đó phải tạm ngưng để tập trung cho mảng cốt lõi là Ride-hailing (gọi xe), nhằm rút ngắn khoảng cách giữa be và đối thủ số 1 hiện nay là Grab.
Vừa qua thì ứng dụng be vừa tròn 1 năm ra mắt thị trường ứng dụng này cũng đã đạt được các thành công nhất định, hiện ứng dụng be đang cung cấp dịch vụ beBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh) và beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh), beFinancial (dịch vụ cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân, tài xế và doanh nghiệp), beExpress (dịch vụ chuyển phát, bưu chính), beDelivery (dịch vụ giao hàng), và gần nhất là chương trình khách hàng thân thiết beLoyalty.

Theo báo cao từ công ty nghiên cứu thị trường ABI Research tại Việt Nam thì dụng gọi xe “be” đã vươn lên vị trí số 2 và là doanh nghiệp Việt duy nhất trong top 3 những ứng dụng gọi xe phát triển nhất trên thị trường. Tính đến 12/2019, ứng dụng “be” sở hữu lực lượng 60.000 tài xế, được tải xuống 5,5 triệu thiết bị di động và hoàn thành 38 triệu chuyến xe beBike, beCar với hơn 350.000 lượt yêu cầu mỗi ngày.Tính đến nay, ứng dụng gọi xe “be” đã có mặt tại 10 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng và Quảng Ninh
 
Sửa lần cuối:

cuongsnap

Tài xế mới
Có vẻ cuộc chiến ngành taxi luôn khó cho các ceo việt. Lê Diệp Kiều Trang cũng đã rời ghế ceo tháng trước đó. còn lại những người chơi còn lại?
 
Top