Review môi trường làm việc tại Shopee

Tên công ty
Shopee
Giới thiệu
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li.[1] Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, Philipines và Brazil.
Lĩnh vực
Thương mại điện tử
Website
https://shopee.vn/
Đánh giá sao
4.00 star(s)
Chào mọi người, hôm nay mình sẽ review toàn bộ về môi trường làm việc , đồng nghiệp, sếp, lương thưởng tại công ty Shoppe Việt Nam. Toàn bộ nội dung phần 1 sẽ được viết lại, nhưng với cách viết không đi nặng về cảm xúc như phần 1 (nếu ở đây ai đã đọc hay còn giữ screenshot thì sẽ hiểu) Đây là review dựa trên góc nhìn cá nhân của mình đã trải qua thời gian làm việc tại Shopee. Nếu mọi người có ý kiến khác, vui lòng comment lịch sự bên dưới.
Nội dung phần review này đã được mình làm việc với HR của Công ty, nên thối mồm nào bảo mình hèn hay ném đá dấu tay thì vui lòng đi làm việc với bên HR để rõ hơn nhé. Còn việc mình review không hợp với suy nghĩ “Shopee là tốt” thì vui lòng tôn trọng những suy nghĩ khác biệt nhé ạ. Lớn rồi không phải trẻ con đâu mà ai nói không đúng ý mình là giãy đành đạch, review chứ không phải PR mua bài quảng cáo, và đừng dùng phương thức đám đông ch* hùa vùi dập. Hy vọng bài viết cung cấp một góc nhìn khác cho mọi người làm cơ sở suy nghĩ. Mình viết chiều 30 Tết, không còn tức giận hay bức xúc như lần trước nữa rồi. Viết hôm nay cho xong hết chuyện cũ năm cũ. Tống cựu nghênh tân!

1. Sếp​

1.1 Trust issue, dọa dẫm nếu không làm theo lời ("dù gì em cũng sắp nghỉ rồi, em làm vậy là sau này "khó" cho em lắm"). Không muốn cấp dưới có thể làm việc trực tiếp với các bên quản lý khác (ví dụ với team HR để hỏi về vấn đề lương-thưởng, sẽ bị dằn mặt nhắn tin muốn gì thì phải nói với chị trước, không được liên hệ trực tiếp với HR (dù email có CC sếp cũng không được)) Thông tin đến nhân viên chỉ có 1 chiều bottom-down, không minh bạch, và không có đối thoại các bên; hình chung tạo tâm lý sợ sệt cho các nhân viên cấp thấp trong việc đối thoại với các bên liên quan để làm rõ các vấn đề. Không phát huy được tính chủ động và làm chủ công việc mà lúc nào cũng chỉ chực chờ chỉ thị từ cấp trên.
1.2 Đem anh em họ hàng hang hốc vào làm chung team dưới quyền quản lý trực tiếp (Conflict of Interest) Đừng lươn lẹo là tuy anh em họ hàng NHƯNG công bằng dân chủ văn minh nha. Ai đã làm trong môi trường chuyên nghiệp đều sẽ nắm rõ Conflict of Interest là như thế nào nhé ạ!
1.3 Bodyshaming nhân viên (trên group chung) Đừng lươn lẹo gọi đó là đùa vì đùa kiểu đó đéo vui đâu, nó ảnh hưởng cả về mặt tác phong và đạo đức làm việc nữa. Đừng thối mồm xong rồi bảo đùa! 1.4 Thường xuyên đi trễ, có họp check in đầu tuần hay không cũng chả bao giờ báo trên group chung, nhân viên thì cứ ngồi chờ dài cổ, hên thì họp, còn ko hên thì thấy trễ quá sẽ tự giải tán khỏi họp. Mặc dù các thông tin như họp/ không họp không bao giờ thông báo đàng hoàng trên group; nhưng các trò xàm le bưng bô bợ đít sẽ được update liên tục hót hòn họt trên từng cây số vào group chung
1.5 Làm performance review – phải viết theo ý sếp (ý nha, phải gửi bản nháp trước, sếp duyệt ok thì mới được chấp nhận gửi nha) Chả hiểu nổi, mang tiếng self-reflection mà không được theo ý mình, kiểu là phải được qua bước kiểm duyệt rồi mới được escalate lên cho các cấp cao hơn để xem. Thông tin không được minh bạch mà đã bị chặn và make up ngay từ bước thấp nhất rồi.

2. Đồng nghiệp​

2.1 Các bạn tương đối trẻ nhiều, phần lớn đây là công việc đầu tiên full-time trong tập đoàn lớn của các bạn, nên chưa nhiều kinh nghiệm đối nhân xử thế + luật bất thành văn từ các sếp là có bức xúc gì nói thì phải được kiểm duyệt từ bước đầu thấp cổ bé họng bị bịt miệng
2.2 Còn trẻ nhưng được title làm team lead, sub-lead, coordinator làm tay phải tay trái của sếp nên có tâm lý “người giời”, đi hiếp đáp bắt nạt người khác Mình đi làm đủ lâu để hiểu đó là cách dùng “quân mình trị quân ta”, nhưng thật lòng nhìn cách giáo dục mầm non nhân viên như thế thì hỏng nặng quá, như hiệu ứng dominos thôi
2.3 Xong việc từ 3,4p.m. nhưng gửi báo cáo vào 7, 8 p.m. để chứng minh mình siêng năng làm việc. Trong lúc chờ thì ngồi mở Youtube rap việt lên xem
2.4 Có sự phân biệt giữa các vai trò, ví dụ, các bạn BD thì đánh giá thấp SR, coi công việc của mình cao sang hơn
2.5 Có 1 bộ phận chỉ muốn lặng lặng đi làm kiếm cơm và 1 bộ phân bưng bô bợ đít các sếp. Sếp vừa gióng mõ khua chiêng trên group (bất kì chủ đề nào) là nhào nhào vào đánh phèng la hộ - muốn đi lên nhờ quan hệ chứ không nghĩ là nâng cao kĩ năng công việc 2.6 Mang tiếng nhân viên phòng Nhân sự nhưng không được đào tạo kĩ năng Nhân sự triệt để, làm việc cà giựt cà tưng. Hễ có việc gì thì lại đem “sếp” hay “regional” ra hù. Ai yếu bóng vía là tắt đài không dám escalate vấn đề lên luôn. Hời ơi mang tiếng start-up công ty tư nhân nước ngoài mà hù y chang hành chính Công luôn

3. Công việc-Công ty​

3.1 Công việc tay chân – vui lòng hiểu “tay chân” trong môi trường văn phòng – Là dạng công việc chỉ muốn nhân viên làm thủ công chứ không hề có bất kì logic hay phát triển gì, lấy số lượng đè chất lượng
3.2 Chưa xây dựng qui chuẩn quy trình rõ ràng, công ty lắm người mà còn chia thành nhiều nhóm nhỏ hỗn loạn và cục bộ, không có tiếng nói chung để giải quyết vấn đề khi xuất hiện, rất mất thời gian trong việc đi xin contact từng cá nhân để trao đổi công việc.
3.3 Các rules thay đổi nhanh + thông tin không minh bạch rõ ràng  công việc bị lặp đi lặp lại rất nhiều = làm thì nhiều nhưng chất lượng không có mà cũng chả học thêm được gì ngoài việc cứ làm đi làm lại 1 công việc mà lỗi sai xuất phát từ việc bị nhỡ thông tin
3.4 Đào tạo những “công nhân” lành nghề - Quen tay quen chân chứ không khuyến khích tư duy phản biện tìm ra điểm chưa được hoàn chỉnh trong hệ thống quy trình = Công việc mang tính chất đối phó nhiều hơn việc cùng nhau phát triển
3.5 Không có thói quen làm việc qua email, văn bản mà thích làm việc qua tin nhắn, không trả lời tin nhắn kịp thời thì bị nói là “không kết nối công việc” Không có thói quen đối thoại trực tiếp hay công bố thông tin chính thức mà favor tin đồn và đi hỏi vòng vo sau lưng
3.6 Lương thưởng: (+) Phát lương đúng ngày đúng giờ, chưa chậm bữa nào, có payslip gửi ra cuối ngày (-) Chế độ, căn cứ không rõ ràng, phải đi hỏi mới biết (nếu là dạng thích hỏi, còn phần đa mọi người thường chấp nhận cầm tiền trong im lặng), favor tin đồn và luật bất thành văn nhiều hơn các thông tin minh bạch và chính thức.
3.7
OT: (+) Có cho ăn (junkfood) (-) First come first serve, ra muộn hết đồ ăn ráng chịu (-) Khối văn phòng, OT vào ngày nghỉ = không lương mà chỉ được thêm 1 NGÀY NGHỈ (còn OT trong ngày làm việc thì miễn có ngày nghỉ gì luôn ha) Căn cứ theo Luật Lao Động (cả luật 2012 và luật 2019) là vô lý nha. Có thể tìm hiểu thêm bằng cách đọc Luật nha mấy chế.
3.8 Thích làm màu trên phương tiện truyền thông đại chúng, tòa nhà văn phòng hạng A sang xịn mịn nhưng việc cơ bản là diệt trừ gián thì chán. Gián Âu nên đương nhiên không thể diệt bằng bình xịt thông thường, nhưng vẫn có cách diệt bằng cách thuê dịch vụ ngoài chuyên nghiệp(công ty cũ của mình đã làm và thành công, tất nhiên phải làm lặp lại thường xuyên nhưng không có gián bò mọi nơi như văn phòng shopee) Gián bò lềnh khênh từ trong lò vi sóng lan ra kệ bếp, bồn rửa, vòi uống nước, bò từ trong laptop bò cả lên bàn làm việc nhân viên. Gián và nhân viên sống chung hòa hợp dưới 1 mái nhà :”> Đổ lỗi cho nhân viên ăn dơ ở bẩn (ok đúng là có, nhưng ăn dơ ở bẩn chỉ là tạo điều kiện cho gián phát triển, chứ không liên quan gì đến xuất xứ nguồn gốc con gián). Diệt gián thì ngoài việc cắt môi trường thì còn phải diệt cả gốc nữa.

À nhân tiện môi trường trong shopee, nhân viên thì đông (nữ) nhưng nhà vệ sinh thì ít, cần đi giải quyết thì xếp hàng rồng rắn lên mây + thùng rác thì không có nắp đậy hoặc thùng rác rất ít và nhỏ.

Bạn nào đang tìm hiểu về shopee và muốn nộp hồ sơ xin vào Shopee làm việc thì có thể tham khảo thêm kinh nghiệm Đánh giá, review phỏng vấn xin việc tại Shopee ở bài này nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

thuyngoc

Tài xế mới
OT ở VN đa phần toàn kiểu vì 8 tiếng đi làm ko làm nghiêm túc hết công suất nên mới phải OT. Khiếp cái kiểu ngồi đến 8h-9h xog cả t7 CN rất đầy đủ nhưng thằng xem phim thằng chat chit
 

gojekaz

Tài xế mới
Mình hoàn toàn đồng ý với cmt của bạn. Mọi thứ đều cần nhìn đa chiều. Trải nghiệm của mình tại Shopee không tệ như của bạn chủ bài viết này. Nên có thể nói việc trải nghiệm của bạn này ở team của bạn đó tệ không có nghĩa là các team khác tại Shopee cũng tệ. Quan trọng là sếp bạn đó thế nào thôi. Nơi nào cũng có vấn đề dù nhiều hay ít :))
 

suboi1z

Tài xế mới
Mãi mình mới thấy 1 comment góp ý xây dựng thực tế. Thực sự các công ty chuẩn chỉnh chỉ có thể là các cty đã tồn tại rất lâu, họ hoàn thiện đc bộ máy và hệ thống rồi. H chỉ chăm lo phát triển nguồn nhân lực thì mới thỏa mãn đc các bạn ứng viên khó tính thôi. Các bạn mới đi làm thì chịu khó chịu khổ tí, đến khi các bạn chứng minh đc năng lực thì chỗ nào benefit tốt mình làm hehe
 

lantran

Tài xế mới
Đọc phần đầu của bạn viết mà phải cười haha... Nói đụng chạm các bạn trẻ đừng tự ái, mình đi làm nhiều năm và ko đánh giá quá cao các bạn trẻ hoặc môi trường trẻ bởi sự lôm côm và kém chuyên nghiệp(non kinh nghiệm và chưa trải nghiệm ở môi trường nghiêm túc, chuyên nghiệp. Thậm chí tâm lý bầy đàn tưởng vậy là hay, là cool ngầu :))) nhưng lại ngựa non háu đá, ý trí bền bỉ kém. Còn về chuyên môn lẫn kỹ năng văn phòng thì... ?
 

tunganhle

Tài xế mới
Mình chỉ muốn nhận về phần Đoofng nghiệp và 1 nửa phần Công Việc. Về Đôngf nghiệp thì mình nói thật chỗ nào vậy bạn ơi, SP hay gì Đồng Nghiệp cũng sẽ có người như vậy, có chăng chắc mng sẽ bức xúc hơn vì “Cỡ SP mà nhân sự lại vậy á???”. Về phần công việc thì mình thấy hầu hết các doanh nghiệp lớn (SP cũng có thể coi là lớn rồi, chắc khỏi bàn về vđề này), họ sẽ thường hướng tới viẹc nhân viên làm việc như 1 cái máy, a,b,c,d,... theo trình tự mà làm nếu muốn thay đổi ý kiến gì thì trình lên cấp trên để xử lý (nhưng hầu hết ko xử lý đc vì nó có bộ quy chuẩn), nên phần 3.1 mình thấy SP chấp nhận đc. Tuy nhiên vì bạn có nêu ra 3.2, 3.3,... ở dưới nên có thể vì SP vẫn là 1 start-up nên việc họ triển khai mô hình của 3.1 ko hiệu quả và bạn chưa thấy đx hiệu suất của việc làm như vậy. 3.5 thì thôi khỏi bàn, mình thấy rất thất vọng về SP =))) túm cái quần lại thì đợt này mình có tính xin apply vô SP nhưng thấy nk người review vậy chắc lại thôi =))) Tks bạn, review rất honest
 

phokhongmua

Tài xế mới
Môi trường nào nhiều phụ nữ, con gái thì nhiều drama...... khó tránh lắm Shopee thì Ot là chuyện bt, nhiều manager làm việc xuyên t7 chủ nhật mà ngta cũng ko nề hà đòi ngày nghỉ hay lương thêm mới đinhr
 

suboi1z

Tài xế mới
- gớm trên đời có cái cty nào nó tốt đẹp hết, bản thân bạn cũng thế thôi. - chứ tôi thấy shopi là 1 cty công nghệ có vốn nhiều, môi trường thế là tốt đẹp so với bao chỗ khác cmnr, top 100 môi trường làm việc tốt nhất vn cơ màk - cty cả nghìn người thỳ việc mình mình làm thôi, làm cho xong cho ngon nghẻ đi rồi hẵng đếm xỉa đến việc người khác ? - chế độ lương thưởng thì hỏi HR chứ quy định éo ai cho nhân viên nói lương thưởng - đồ ăn có nấy thôi, trâu chậm thì uống nước đục người chậm thì cực cái thân, éo ai chuẩn bị đồ ăn cho tất cả rồi thừa ra, rồi lại éo bảo vệ môi trường rồi ko tiết kiệm, tôi biết thừa văn của các ông rồi :)) - diệt gián là việc của toà nhà, số lượng phòng vệ sinh cũng là của toà nhà. mình đi thuê ko đc thay đổi, đến cái vòi xịt đít cũng đâu có đc lắp thêm đâu ? - chỉ có thỉnh thoảng làm OT mới đc nghỉ bù, còn làm OT thường xuyên thỳ đc tính lương theo khung giờ, 1 năm tối đa 200 tiếng - mấy em gái đọc đến đây kêu tôi bênh shopi, nhưng mấy em gái lắm chuyện lo mà làm việc đi chứ suốt ngày bới bèo ra bọ thì khá sao đc các em ơi. làm gì có thấy con giai nào bàn tán như mấy em đâu ?
 

quocminh

Tài xế mới
Đầu tiên là đồng ý hoàn toàn với phần review của bạn. Mình cũng thấy Shopee lộn xộn và toxic :)) Tiếp theo là mình muốn đưa thêm vài quan điểm của mình. Vì Mình từng làm ở shopee và nhảy việc ở 2 coong ty khác nữa trước khi ổn định ở công ty hiện tại. Những vấn đề mà bạn nêu ra hầu như chỗ nào cũng có cả, đặc biệt có 2 điểm mà mình thấy cực kỳ phổ biến ở các công ty e-commerce là: chất lượng nhân sự không đồng đều + rules thay đổi nhanh, quy trình làm việc còn lộn xộn. Bởi bản chất ngành này là fast pace, cần tốc độ và flexible chứ ko phải cần sự quy củ, bền vững như finance/banking. Những người làm lâu ở đây, 1 là thật giỏi xuất sắc (nắm giữ vị trí high level, core team trong cty), 2 là cực kiên nhẫn (làm để lấy exp và lấy cái brand name Shopee cho vào CV), 3 là các thể loại “công nhân lành nghề” như trong bài viết của bạn đó, đi làm chỉ để làm và lấy lương chứ ko có tham vọng gì khác cả. Mình thì ko thuộc 3 nhóm trên nên sau khi hết probation là mình chủ động out Shopee luôn ? Sau 3,5 năm đi làm mình nhận ra rằng điều quan trọng ko phải là mình làm cty nào mà là ở trong team nào. Hên thì vào đc đúng team tốt, có sếp tốt. Vậy nên cùng 1 công ty sẽ có 2 luồng review, 1 là rất khen 2 là rất chê. Hiếm có cty nào hoàn hảo lắm. Mấy chỗ gần như hoàn hảo chỉ đếm trên đầu ngón tay (ví dụ Unilever, P&G,...). Mấy chỗ này tuyển người thông qua các chương trình thi đánh giá năng lực, nhân sự đc sàng lọc ngay từ đầu với 1 mức standard nhất định nên chất lượng đồng đều. Đất lành thì chim đậu, chỉ có ngta apply vào chứ người nghỉ việc thì ít nên thành ra cũng ít tuyển outsourse.
 

cuchien

Tài xế mới
manager mà đòi OT à, văn hóa đi làm ở nhiều cty quy chụp OT = năng suất kém, làm việc k hiệu quả, ai mà dám xin dc đồng nào OT đâu, còn là sếp nữa :)))))
 
Top