Nước nào trên thế giới ăn cơm giống Việt Nam?

ThanhReview

Tài xế Đồng
Bạn có từng thắc mắc rằng nước nào trên thế giới ngoài Việt Nam chúng ta ra sử dụng gạo để nấu cơm ăn hằng ngày không? Liệu có bao nhiêu nước trên thế giới sử dụng cơm trong bữa ăn chính như chúng ta thì hãy cùng Techbike.vn tìm hiểu nhé.

bao-nhieu-nuoc-tren-the-gioi-an-gao.jpg

Số lượng nước ăn cơm hàng ngày không nhiều, chỉ tập trung ở khu vực Đông Á, Đông Nam á, Nam Á và một số nước châu Phi.

Trước hết, chỉ có nước nào trồng được lúa tẻ như Việt Nam mới ăn cơm hàng ngày, các nước châu Âu, Mỹ trông lúa mỳ nên chỉ ăn bánh mỳ là chủ yếu. Ngày nay một số nước cũng nhập lúa tẻ vào nhưng không phải để nấu cơm mà để làm bánh, hoặc các dạng thực phẩm khác.

Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo tẻ toàn thế giới. Các nước như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Banglades... và các nước Đông Nam Á đều ăn cơm hằng ngày. Một số nước Tây Á như Iran, Irắc, pakistan cũng ăn gạo nhưng ít ăn cơm như chúng ta mà ăn dưới dạng bánh bột gạo.
Bạn có thể thấy các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc họ dùng cơm để làm Sushi và đây là các nước sử dụng cơm hàng ngày như Việt Nam.

- Ở châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa, song diện tích lúa ở Madagascar và Nigeria chiếm 60 % tổng diện tích lúa là 8,5 triệu hecta của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha, hay bằng 40 % năng suất của châu Á. Nhiều nước Châu Phi cũng ăn cơm như chúng ta như Algeria, Nigeria, Tanzania... Tuy nhiên, những nước này còn trồgn lúa mỳ, lúa mạch, ngô làm thực phẩm.

Các nước còn lại ở châu Âu, Mỹ đều sử dụng lúa mỳ làm lường thực chính. Ngô, kê... chỉ được dùng như lương thực phụ.
Nước Lào ở ngay cạnh Việt Nam, nhưng người Lào không ăn nhiều cơm gạo tẻ như chúng ta. Người Lào chủ yếu trồng lúa nếp và ăn cơm nếp.

Như vậy không chỉ Việt Nam sử dụng ăn cơm mà có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng đặc biệt là các nước Châu Á, các nước châu Âu, Châu Mỹ thường là không sử dụng gạo để làm bữa ăn.
Một thông tin thêm là năm 2019 gạo ST25 do ông Hồ Quang Cua cùng nhóm nghiên cứu, lai tạo và cải tiến được tôn vinh là gạo ngon nhất thế giới.
 
Top