Hệ luỵ của việc Uber sáp nhập vào Grab đối với Tài xế và Khách hàng

Uber bán cho Grab hay sáp nhập vào Grab đều là một cả.Ngày hôm qua Uber đã bán toàn bộ mảng kinh doanh tại thị trường 620 triệu dân này, kể cả dịch vụ giao đồ ăn Uber Eats, cho Grab. Đổi lại, họ sẽ nhận 27,5%cổ phần trong Grab. CEO Uber - Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào Hội đồng quản trị Grab.
Ban đầu ai cũng sẽ nghĩ người thiệt thòi nhất là các anh tài xế, những anh đã vay trả góp hay vay nợ ngân hàng để mua xe chạy và hàng tháng phải trả một số lãi không hề nhỏ.
Những anh đang chạy xe ôm hàng ngày và là nghề chính để trang trải cuộc sống.

hue-luy-khi-uber-ban-cho-grab.png

Điều này hoàn toàn không sai, tài xế sẽ là người bị thiệt thòi trong chuyện Uber sáp nhập vào Grab nhưng khách hàng sử dụng cũng không phải là người ngoài cuộc.
Nhiều người nói rằng Uber sáp nhập vào Grab thì đi đăng ký Grab là có thể tiếp tục công việc điều này không sai nhưng huệ lụy của việc này không phải ai cũng để ý.
Chúng ta cùng đi phân tích xem nhé.

Về phía tài xế

Hiện tại thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam Uber và Grab chính là 2 hãng được nhiều người biết đến và sử dụng nhất.Bên cạnh đó còn có Mai linh bike tuy hơi mờ nhạt những lượng khách hàng sử dụng có thể được xếp sau Grab và Uber.

Vậy việc Uber sáp nhập vào Grab thì thị trường bây giờ chỉ còn Grab hay chúng ta nói đúng là Grab đang thống lĩnh thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam.

Trong kinh doanh , khi một dịch vụ nào đóng thống trị thị trường đồng nghĩa với việc họ không có đối thủ cạnh tranh.Không có đối thủ cạnh tranh thì họ sẽ không chú trọng vào việc cải tiến, đổi mới thay vào đó vẫn cứ vận hành theo quy luật cũ.
Thậm chí họ có thể làm chủ được giá cả thị trường vì bây giờ họ là người quyết đinh thị trường.

Liệu tài xế có được quan tâm nhiều hơn?

dang-bong-grab.jpg


Như mình đã nói phía trên, khi chỉ còn Grab thì họ sẽ không phải đắn đo suy nghĩ gì nhiều về việc phục vụ, hỗ trợ đối tác giống như Uber hoặc ngược lại Uber cũng vậy.
Khi có sự cạnh tranh thì chất lượng dịch vụ chắc chắn sẽ được cải thiện, mình lấy một ví dụ rất nhỏ nhé.

Bạn đã từng mua điện thoại tại Thegioididong hay là FPT, Cellphones chưa?
Cách đây vài năm thì không có chuyện bạn đến các của hàng trên được bảo vệ dắt xe, và được nhân viên tư vấn để tay trước ngực chào và hướng dẫn nhiệt tình như bây giờ. Bây giờ thì khác, sau khi mua điện thoại về nhân viên tư vấn còn gọi điện hỏi thăm rằng dùng có được không? bảo vệ có dắt xe cho anh chị không?..

Nguyên nhân từ đâu mà chất lượng dịch vụ lại tốt lên như vậy? Đó là do có sự cạnh tranh! Và Grab vs Uber cũng sẽ rơi vào trường hợp này trước khi Uber sáp nhập vào Grab.

Liệu chiết khấu, giá cả có tăng?

Không có đối thủ cạnh tranh ứng với việc làm chủ thị trường thì Grab cũng có thể niêm yết được giá cả và chiết khấu đối với tài xế.Tài xế cũng không thể có sự lựa chọn dịch vụ khác hay có sự so sánh nào khác như là:
Uber chỉ lấy chiết khẩu 20% mà Grab lấy tới 25% thì thôi đi đăng ký Uber sướng hơn.

Sẽ không có sự so sánh tương tự, thay vào đó là chấp nhận hoặc từ chối.

Về phí khách hàng

Tưởng chừng như khách hàng không phải là người bị thiệt thòi khi phi vụ Uber bán cho Grab nhưng thực ra khách hàng sẽ mất nhiều quyền lợi đang có.

Sẽ không còn mã khuyến mãi


5574c90cf496ef579be8c4d3cdb001f4c3a92da1.jpg

Giám đốc Grab Việt Nam Nguyễn Tuấn Anh đã có nói rằng Một doanh nghiệp không thể khuyến mãi suốt đời

Nếu các bạn để ý thì khi Uber có mã khuyến mãi thì Grab cũng xuất hiện mã khuyến cho khách hàng và hai hãng này lúc nào cũng khuyến mãi cùng ngày bắt đầu và kết thúc.
Đó là sự cạnh tranh, nhưng hiện tại thì chỉ còn Grab thì điều chắc chắn là mã giảm giá sẽ ít xuất hiện trên màn hình của khách hàng.

Bị chi phối giá cả

Tương tự đối với tài xế thì việc Grab đang nắm vững thị trường tại Việt Nam nên giá cả hay nhân giá giờ cao điểm… Grab sẽ tự quyết định.Khách hàng sẽ có thể đi xe với giá cả đắt đỏ hơn vì lượng khách hàng sử dụng Uber bây giờ đã chuyển sang Grab, tuy nhiên điều này lại có ý nghĩa đối với tài xế.

Sẽ không còn nhiều lựa chọn


nen-di-grab-hay-uber.jpg

Một bí quyết khi đi xe ôm công nghệ đó là việc thay đổi luôn phiên dịch vụ, như cá nhân mình mỗi khi bên Grab không có khuyến mãi thì sẽ chuyển qua Uber đi.
Hoặc là nếu book không có tài xế Uber thì sẽ bật qua app Grab để book tuy nhiên đây cũng không phải là vấn đề lớn.
Nhưng dịch vụ Uber rất phổ biến ở Bắc Mỹ - Châu Âu nên tại Việt Nam được rất nhiều khách hàng nước ngoài sử dụng vì thế khách hàng ngoại quốc sẽ phân vân khi chọn dịch vụ xe ôm khác.
Tuy nhiên đó là về mặt giả thiết và là hướng nhìn tiêu cực biết đâu ở mặc nào đó thì thuương vụ này lại mang rất nhiều điểm tích cực Nhưng nói gì thì nói thì với thương vụ này Uber hoàn toàn không bị lỗ theo đánh giá của các chuyên gia Uber đã tiêu mất khoản 700 tỉ USD vào thị trường Đông Nam á và sau khi sáp nhập vào Grab thì Uber sẽ giữ 27,5% cổ phần trong Grab.Và điều này giúp Uber có thêm kinh phí để cạnh tranh ở các thị trường khác thay vào đó là tiếp tục lỗ ở khu vực Đông Nam Á.

Về phía Grab Việt Nam thì giám đốc Tuấn có nói sau thương vụ:
Sau khi hoàn tất, Grab sẽ tập trung làm dịch vụ tốt hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn nữa, và tập trung vào mở rộng những dịch vụ có thể tạo giá trị cho khách hàng.

Và tất cả chỉ là những điều hẹn ước, riêng cá nhân mình đang hi vọng một dịch vụ xe ôm công nghệ khác du nhập vào việt nam như Go-Jek, DiDi… để đa dạnh trong loại hình dịch vụ nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho cả khách hàng và tài xế.
 
Top