hoangnamtn2020

Tài xế mới
Hiện tại tinh dầu đang được bán tràn lan trên thị trường từ online facebook. google, các trang thương mại điện tử như sendo, zalo, lazada, shoppee…đến những cửa hàng trong siêu thị, hội chợ, trung tâm mua sắm…nhưng để khách hàng tìm được tinh dầu tốt, chất lượng, không bị pha hoá chất, cồn hoặc mua phải hàng hương liệu là việc không hề đơn giản bởi người tiêu dùng không thể phân biệt được thế nào là tinh dầu thật hoặc là hương liệu hoá chất cảm nhận bằng mắt thường.

Khi khách hàng đề cập đến vấn đề pháp lý của tinh dầu thì người bán tinh dầu chỉ có thể cung cấp một tờ giấy duy nhất đó chính là C.O.A và họ gọi đó là giấy chứng nhận chất lượng của tinh dầu. Vậy giấy C.O.A là gì và có giá trị pháp lý trước cơ quan nhà nước hay không.
GIAY COA.png



Giấy C.O.A là gì ?
Giấy C.O.A (Certificate Of Analysis) là là bảng phân tích thành phần sản phẩm do nơi sản xuất cung cấp mang tính chất thông tin tham khảo.

Giấy C.O.A có giá trị pháp lý không ?
Giấy C.O.A do doanh nghiệp tự làm hoặc yêu cầu nhà sản xuất cung cấp giấy này để tham khảo thành phần tạo nên sản phẩm nên hoàn toàn không có giá trị pháp lý trước cơ quan chức năng nhà nước vì đây chỉ là thông tin tham khảo. Bộ công bố chất lượng sản phẩm mới có giá trị trước pháp luật khi đó sản phẩm mới được phép bán và lưu thông trên thị trường.

Khi khách hàng hỏi về giấy tờ pháp lý của tinh dầu thì người bán hàng thường chỉ gửi giấy C.O.A này và tự đóng mộc công ty (nếu là công ty). Giấy này bạn có thể lên google tìm kiếm có đầy trên mạng, sau đó tải về và đóng dấu là xong.

Lưu ý: Quý khách hàng phải thận trọng những vấn đề sau đây trước khi mua tinh dầu sử dụng để tránh trường hợp mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của gia đình. Không mua tinh dầu ở những nơi sau đây:

  1. Không mua tinh dầu ở những nơi có xuất xứ hàng hoá không rõ ràng, “đánh lận con đen”. Ví dụ: Đặt tên nhãn tinh dầu tạo cảm giác nhầm lẫn cho khách hàng, tinh dầu Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…tự đóng chai, đặt tên nghe như tinh dầu của Nhật Bản, Hàn Quốc…để đánh vào tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt như Fumi, Hako, Fuzi, Kumi, Juku….Quý khách hàng phải hỏi rõ xuất xứ tinh dầu thật sự ở đâu trước khi mua hàng để tránh “Tiền mất, tật mang”
  2. 80% tinh dầu trên thế giới là được sản xuất ở Ấn Độ, ngay cả những hãng tinh dầu lớn của Mỹ và Châu Âu cũng phải nhập của Ấn Độ và tái đóng gói nên hầu hết các nhãn tinh dầu của Mỹ luôn có cụm từ “Origin from India”. Nên Quý khách hàng phải thận trọng khi mua những nơi tự giới thiệu tinh dầu là tinh dầu Mỹ hoặc Châu Âu với “giá rất Việt Nam”. Tuy nhiên tinh dầu ở Ấn Độ có vô số loại từ cao cấp cho tới bình dân giá rẻ nên hầu hết bạn mua tinh dầu thường được người bán luôn nói là “nhập khẩu trực tiếp Ấn Độ” nhưng chất lượng thì “trời ơi!!!”. Nó giống mặt hàng nước mắm của nước mình vậy: có mắm nhĩ cao cấp, mắm công nghiệp, mắm độ đạm ít,…loại nào cũng có.
  3. Không mua tinh dầu trên google/facebook/các trang bán hàng không có địa chỉ rõ ràng, không biết người bán là ai, bán hàng với tư cách cá nhân hoặc địa chỉ bán hàng là tại nhà, đặt trong ngõ hẻm. Chỉ mua tinh dầu của những công ty nhập khẩu chính ngạch uy tín, có thương hiệu, có cửa hàng lớn và sang trọng.
  4. Không mua tinh dầu ở những nơi bán máy khuếch tán tặng kèm tinh dầu miễn phí vô tội vạ để chiêu dụ khách hàng mua máy. Sự thật là tinh dầu chất lượng là sản phẩm vô cùng đắt tiền, ví dụ hơn 800kg hoa lavender oải hương mới nấu được 1 lít tinh dầu oải hương nên tinh dầu thật không thể nào bán với giá rẻ mạt hay làm hàng tặng miễn phí nhiều đến như vậy. Đó có phải thật sự là tinh dầu thật hay chỉ là hương liệu hoá chất. Không ai biết cả!!!
  5. Không mua tinh dầu ở những nơi không xuất được hoá đơn đỏ (hoá đơn giá trị gia tăng) cho khách hàng vì tinh dầu là hàng trôi nổi.
  6. Không mua tinh dầu ở những nơi không có công bố chất lượng hàng hoá với cơ quan chức năng Nhà nước.
  7. Không mua tinh dầu ở những nơi nhân viên không có một chút nào kiến thức về tinh dầu, tư vấn lan man, tránh né câu hỏi của khách hàng hoặc không thể trả lời câu hỏi của khách, ậm ự cho qua…
VẬY GIẤY TỜ TINH DẦU NÀO CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ TRƯỚC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

  • Chỉ có giấy C/O (Certificate of original) tức Giấy xác nhận xuất xứ hàng hoá do chính phủ Ấn Độ đóng mộc xác nhận mới có giá trị pháp lý trên toàn thế giới và Việt Nam:Chỉ có đơn vị nhập khẩu tinh dầu chính ngạch mới có giấy chứng nhận C/O (Certificate of original), xuất xứ nguồn gốc hàng hoá hợp pháp. Nhấn xem tại Website: idangcap.vn
  • Bộ chứng từ Công bố chất lượng sản phẩm mới được phép lưu hành tại Việt Nam. Nhấn xem tại Website: idangcap.vn

THAM KHẢO TINH DẦU CAO CẤP NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH TẠI
CÔNG TY XNK QUỐC TẾ IDANGCAP VIETNAM

+ Website: idangcap.vn
+ Hotline: 093 565 0318 - 098 164 99817
 
Top