FastGo gọi vốn 50 triệu USD để mở rộng hoạt động sang Myanmar và Indonesia

ung-dung-goi-xe-fastgo-goi-50-ty-usd.jpg


Trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất với DEALSTREETASIA - CEO FASTGO Nguyễn Hữu Tuất nói rằng hãng này đang kêu gọi 50 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B kế thúc vào quý 1 năm 2019 để mở rộng hoạt động sang thị trường quốc tế cũng như cạnh tranh với đối thủ hiện tại của mình tại Việt Nam là Grab và Go-Jek.

Việc gây quỹ theo kế hoạch cũng nhằm thúc đẩy mở rộng khu vực, với Indonesia và Myanmar là hai thị trường quốc tế đầu tiên của FastGo. CEO này nói rằng:
Chúng tôi đã chọn hai thị trường này khi chúng tôi có các chiến lược phù hợp cho chúng tại đây. Chúng tôi sẽ triển khai các dịch vụ tại Myanmar vào cuối năm nay.
Mới đây nhất Fastgo được tập đoàn VinaCapital rót vốn hơn 3 triệu USD tương đương hơn 70 tỷ đồng trong dự án quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures có quy mô 100 triệu USD và không có thời hạn thoái vốn.
FASTGO - Ứng dụng gọi xe được phát triển bởi người việt do Công ty cổ phần công nghệ MPOS, thuộc hệ sinh thái Tập đoàn công nghệ Nexttech đầu tư và phát triển.Fastgo ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 6/2018 mở đầu là Hà Nội, sau đó mở rộng sang thi trường HCM vào tháng 8 và mới đây nhất là tại Đà Nẵng vào 10/09/2018.

Làm thế nào cạnh tranh với các KÌ LÂN

Grab trong năm nay đã mua lại toàn bộ thị phần của Uber tại Đông Nam á và kêu gọi được hơn 3 tỷ USD vào cuối năm nay.Mới đây Grab cũng công bố chiếm được hơn 65% thị phần tại Indonesia nơi được coi là thị trường đắt giá nhất của loại hình dịch vụ Ride-Hailing (xe chia sẽ) này và cũng là nơi là khó cạnh tranh nhất bởi GO-JEK đã hoạt động ở đây từ rất sớm.
GO-JEK hiện tại cũng đã kêu gọi được 2 tỷ USD và hiện tại đang kêu gọi thêm 2 tỷ USD mới để nâng mức định giá công ty lên 10 tỷ USD.GO-JEK hiện tại đang mở rộng hoạt động ra khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam GO-VIET đã được GO-JEK ra mắt vào 12/09 vừa qua sau 6 tuần hoạt động thử nghiệm, tại Thái Lan GO-JEK có tên gọi là GET cũng đang tuyển dụng tài xế và chuẩn bị hoạt động chính thức.

Ông Nguyễn Hòa Bình, người sáng lập và chủ tịch của NextTech Group chia sẽ:
Grab và GO-JEK là những gã khổng lồ, nhưng thị trường này vẫn còn phân mảnh và vẫn còn chỗ cho chúng tôi.
Bất kỳ thị trường nào cũng cần ít nhất ba người tham gia để tạo ra tính bền vững cho cả thị trường và người dùng. Một thị trường chỉ có hai đối thủ hoạt động như Grab và Uber trước đây, sẽ dễ dàng tạo ra sự hợp nhất và độc quyền.

Ngoài việc tài trợ từ các nhà đầu tư bên ngoài, FastGo đang dựa vào nguồn tài chính của công ty mẹ NextTech và hệ sinh thái thanh toán, hậu cần và các đối tác của mình. NextTech hiện có mặt tại một số thị trường Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Những KÌ LÂN gọi xe ở Việt Nam đang đối mặt với những gì?

Grab đã gặp phải mối quan tâm độc quyền của các nhà quản lý ở hầu hết các thị trường sau khi mua lại các doanh nghiệp Đông Nam Á của Uber và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi sáp nhập với Uber thì Grab nói rằng hãng này chiếm hơn 30% thị phần gọi xe tại Việt Nam tuy nhiên các cơ quan cạnh tranh tại VN cho rằng thị phần Grab đang nắm giữ hơn 50% sau khi sáp nhập với Uber.
Mới đây tại Singapore Grab và Uber đã bị phạt 9.5 triệu USD vì việc sáp nhập của 2 hãng này vi phạm luật cạnh tranh tại đây bởi tại Singapore Grab đang hầu hết thị phần dịch vụ gọi xe.

Go-Jek vào Việt Nam vào đầu tháng 08/2018 với thương hiệu là GO-VIET và đây là thị trường quốc tế đầu tiên của hãng này.GO-VIET hoạt động 6 tuần thử nghiệm tại HCM sau đó triển khai ra Hà Nội vào ngày 12/09/2018 với 2 dịch vụ chính là Go-BikeGo-Send.Trong buổi ra mắt thương hiệu GO-VIET tại Hà Nội, CEO GO-VIET Nguyễn Vũ Đức nói rằng hãng này đã có hơn 1.5 triệu lượt tải ứng dụng và 25.000 đối tác tài xế tham gia chiếm tới 35% thị phần gọi xe tại HCM chỉ trong 6 tuần ra mắt.

Hiện tại Go-Viet và Grab đang cạnh tranh nhau bằng các chương trình khuyến mãi cho người dùng và tài xế nhằm giành lấy thị phần cho mình.Điều này làm các đối thủ nhỏ khác, đặc biệt là các danh nghiệp Việt Nam đang muốn giành thị phần riêng cho mình phải dưng lại hết các hoạt động quảng bá.Cụ thể các hãng gọi xe tại VN như: Vato, Xelo, T.NET, Mai linh bike... hiện đang im lặng và chưa có thông tin gì về các chiến lược hoạt động sắp tới.Mới đây hãng gọi xe Aber cũng thông báo tạm dừng hoạt động chưa biết thời gian mở lại.

Hiện tại FastGo đang tập vào dịch vụ gọi xe hơi và theo hãng này nói sẽ hướng đến các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thẻ để thanh toán.Fastgo đã có mặt tại 3 thành phố tại Việt Nam và dự kiến sẽ mở rộng ra 8 thành phố lớn tại Việt Nam trong năm nay.

Tham khảo dealstreetasia
 

MrRight

Support
Thành viên BQT
Moderator
Xem đính kèm 1554

Trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất với DEALSTREETASIA - CEO FASTGO Nguyễn Hữu Tuất nói rằng hãng này đang kêu gọi 50 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B kế thúc vào quý 1 năm 2019 để mở rộng hoạt động sang thị trường quốc tế cũng như cạnh tranh với đối thủ hiện tại của mình tại Việt Nam là Grab và Go-Jek.

Việc gây quỹ theo kế hoạch cũng nhằm thúc đẩy mở rộng khu vực, với Indonesia và Myanmar là hai thị trường quốc tế đầu tiên của FastGo. CEO này nói rằng:

Mới đây nhất Fastgo được tập đoàn VinaCapital rót vốn hơn 3 triệu USD tương đương hơn 70 tỷ đồng trong dự án quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures có quy mô 100 triệu USD và không có thời hạn thoái vốn.
FASTGO - Ứng dụng gọi xe được phát triển bởi người việt do Công ty cổ phần công nghệ MPOS, thuộc hệ sinh thái Tập đoàn công nghệ Nexttech đầu tư và phát triển.Fastgo ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 6/2018 mở đầu là Hà Nội, sau đó mở rộng sang thi trường HCM vào tháng 8 và mới đây nhất là tại Đà Nẵng vào 10/09/2018.

Làm thế nào cạnh tranh với các KÌ LÂN

Grab trong năm nay đã mua lại toàn bộ thị phần của Uber tại Đông Nam á và kêu gọi được hơn 3 tỷ USD vào cuối năm nay.Mới đây Grab cũng công bố chiếm được hơn 65% thị phần tại Indonesia nơi được coi là thị trường đắt giá nhất của loại hình dịch vụ Ride-Hailing (xe chia sẽ) này và cũng là nơi là khó cạnh tranh nhất bởi GO-JEK đã hoạt động ở đây từ rất sớm.
GO-JEK hiện tại cũng đã kêu gọi được 2 tỷ USD và hiện tại đang kêu gọi thêm 2 tỷ USD mới để nâng mức định giá công ty lên 10 tỷ USD.GO-JEK hiện tại đang mở rộng hoạt động ra khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam GO-VIET đã được GO-JEK ra mắt vào 12/09 vừa qua sau 6 tuần hoạt động thử nghiệm, tại Thái Lan GO-JEK có tên gọi là GET cũng đang tuyển dụng tài xế và chuẩn bị hoạt động chính thức.

Ông Nguyễn Hòa Bình, người sáng lập và chủ tịch của NextTech Group chia sẽ:


Ngoài việc tài trợ từ các nhà đầu tư bên ngoài, FastGo đang dựa vào nguồn tài chính của công ty mẹ NextTech và hệ sinh thái thanh toán, hậu cần và các đối tác của mình. NextTech hiện có mặt tại một số thị trường Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Những KÌ LÂN gọi xe ở Việt Nam đang đối mặt với những gì?

Grab đã gặp phải mối quan tâm độc quyền của các nhà quản lý ở hầu hết các thị trường sau khi mua lại các doanh nghiệp Đông Nam Á của Uber và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi sáp nhập với Uber thì Grab nói rằng hãng này chiếm hơn 30% thị phần gọi xe tại Việt Nam tuy nhiên các cơ quan cạnh tranh tại VN cho rằng thị phần Grab đang nắm giữ hơn 50% sau khi sáp nhập với Uber.
Mới đây tại Singapore Grab và Uber đã bị phạt 9.5 triệu USD vì việc sáp nhập của 2 hãng này vi phạm luật cạnh tranh tại đây bởi tại Singapore Grab đang hầu hết thị phần dịch vụ gọi xe.

Go-Jek vào Việt Nam vào đầu tháng 08/2018 với thương hiệu là GO-VIET và đây là thị trường quốc tế đầu tiên của hãng này.GO-VIET hoạt động 6 tuần thử nghiệm tại HCM sau đó triển khai ra Hà Nội vào ngày 12/09/2018 với 2 dịch vụ chính là Go-BikeGo-Send.Trong buổi ra mắt thương hiệu GO-VIET tại Hà Nội, CEO GO-VIET Nguyễn Vũ Đức nói rằng hãng này đã có hơn 1.5 triệu lượt tải ứng dụng và 25.000 đối tác tài xế tham gia chiếm tới 35% thị phần gọi xe tại HCM chỉ trong 6 tuần ra mắt.

Hiện tại Go-Viet và Grab đang cạnh tranh nhau bằng các chương trình khuyến mãi cho người dùng và tài xế nhằm giành lấy thị phần cho mình.Điều này làm các đối thủ nhỏ khác, đặc biệt là các danh nghiệp Việt Nam đang muốn giành thị phần riêng cho mình phải dưng lại hết các hoạt động quảng bá.Cụ thể các hãng gọi xe tại VN như: Vato, Xelo, T.NET, Mai linh bike... hiện đang im lặng và chưa có thông tin gì về các chiến lược hoạt động sắp tới.Mới đây hãng gọi xe Aber cũng thông báo tạm dừng hoạt động chưa biết thời gian mở lại.

Hiện tại FastGo đang tập vào dịch vụ gọi xe hơi và theo hãng này nói sẽ hướng đến các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thẻ để thanh toán.Fastgo đã có mặt tại 3 thành phố tại Việt Nam và dự kiến sẽ mở rộng ra 8 thành phố lớn tại Việt Nam trong năm nay.

Tham khảo dealstreetasia
Hiện tại thị trường VN cạnh tranh còn chưa được thì ra thị trường quốc tế khá khó khăn, đặc biệt ở Myanma đã có Grab, hy vọng anh ấy thành công
 

admin

Administrator
Thành viên BQT
GO-IXE hoạt động cũng khá lâu rồi mà chỉ tập trung ở các thành phố ngoại tỉnh và miền tây.
Nghe mới xin được giấy phép dịch vụ GO-CAR (tên trùng với Go-Car của Go-Viet) nên sắp tới chắc chuẩn bị ra mắt HCM, HN:)
 

Levanluong

Tài xế Đồng
Thị trường vn đạt thị phần 30% hẵng mở rộng nhé. Cuộc thi đốt tiền kiểu này chỉ có đại gia mới dám chơi.
 

MrRight

Support
Thành viên BQT
Moderator
FastGo bơm tin để bán công ty thui, chứ không đủ sức cạnh tranh đâu, Grab đã có ở Myanma và Indonesia thì cuộc chiến của Go-Jek và Grab mạnh mẽ hơn VN nhiều
 

Levanluong

Tài xế Đồng
Chắc là chạy văng xích. Tư bản Vn không chơi trường vốn như mấy anh nước ngoài đc.
 

MrRight

Support
Thành viên BQT
Moderator
Căn bản là mindset của các bác VN là làm tới đâu hay tới đó, thành ra muốn đánh trường kỳ cũng khó
 

tran tuan khanh

Tài xế mới
đó cũng là câu chuyện không bao giờ kết. ứng dụng trong nước mình có thì để đối trọng với các ứng dụng nước ngoài, thì tài xế không bị lệ thuộc vào bất cứ ứng dụng nào khi có nhiều sự lựa chọn
 
Top