Bạn đang là chủ các quán ăn, đồ uống và đang suy nghĩ về việc có nên đăng ký làm đối tác với các ứng dụng đặt đồ ăn để bán online hay không? Và hiện nay các dịch vụ giao đồ ăn như GrabFood, Go-Food, Now và Baemin thì nên đăng ký bán đồ ăn trên ứng dụng nào? chi phí ra làm sao thì hãy cùng Techbike tìm hiểu về các vấn đề này nhé.

co-nen-ban-do-an-tren-app-grab-now-goviet-baemin.jpg

Không thể phủ nhận hiện tại việc kinh doanh đồ ăn, thức uống (F&B) online trên các ứng dụng giao đồ ăn trở nên phổ biến và nó đem lại lợi nhuận khủng cho các quán ăn có lượng khách hàng đặt nhiều.Có thể bạn chẳng cần một mặt bằng lớn, nơi xầm uất, đông người qua lại nhưng bạn có thể dễ dàng được hàng trăm đơn hàng mỗi ngày khi bán đồ ăn trực tuyến.

Có rất nhiều minh chứng cho mô hình trên, mình đã từng ăn và tiếp xúc với rất nhiều quán ăn, đồ uống, ăn vặt nỗi tiếng trên các ứng dụng đặt đồ ăn và đã thấy những cửa hàng này họ chỉ có diện tích chưa đầy 20m2, không bàn ghế, không mặt bằng nhưng họ lại rất thành công khi bán hàng trên app.Có thể kể đến các cái tên như: Cimi Fruit, Cơm mẹ nấu Xô viết nghệ tĩnh...
Đó là với các cửa hàng nhỏ còn đối với các cửa hàng lớn có mặt bằng, có nhân viên thì việc bán hàng trên các ứng dụng này cũng là mô hình kinh doanh đang được phổ biến.Các quán trà sữa nỗi tiếng như Gong Cha, Alley, TocoToco đến các quán cafe thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Phúc Long, Highland, Starbucks... cũng đều bán trên app vì sao vậy?

Trước tiên để trả lời câu hỏi trên thì đầu tiên bạn hãy cùng Techbike điểm qua những ưu điểm và nhược điểm của việc bán đồ ăn online trên các ứng dụng này nhé.

I.Ưu điểm

Về ưu điểm thì mô hình bán đồ ăn trực tuyến hiện nay trên các ứng dụng có rất nhiều những ưu điểm tích cực cho các đối tác nhà hàng, quán ăn mà thoạt nghe sẽ rất hấp dẫn bạn khi kinh doanh trên đây.
Hiện nay các ứng dụng như Grab, Go-Viet, Now... sở hữu lượng người dùng lên tới con số hàng triệu user chính vì vậy khi bán hàng trên các ứng dụng này thì cơ hội quán ăn của bạn sẽ tiếp cận tới hàng triệu người dùng đó một cách miễn phí không cần có chiến dịch marketing, quảng cáo và đây là ưu điểm đầu tiên mà bạn sẽ thấy.Bạn có thể hình dùng các quán trà sữa nỗi tiếng như Alley, Gong Cha... được nhiều người biết đến sẽ có 1 lượng fan trung thành mua các đồ uống này và nếu bạn cũng là người bán trà sữa thì cơ hội được tiếp xúc với tập khách hàng này là điều hiển nhiên còn thực tế như thế nào lát nữa bạn xem ở mặc nhược điểm nhé.

quan-an-qua-tai-moi-khi-khuyen-mai.jpg

Quán ăn quá tải mỗi khi có khuyến mãi

Ưu điểm thứ 2 phải kể đến như mình đã nói ở trên là bạn sẽ tiếp kiệm được nhiều chi phí về mặt bằng bởi hiện nay các quán ăn bán trên các ứng dụng trên thậm chỉ là quán vỉa hè, quán ở các hẻm thậm chí là khó tìm thấy.Nếu bạn ở Bình Thạnh có thể ghé quán bán trái cây dầm, sinh tố Cimi Fruit ở đường Trường sa sẽ thấy quán ăn này chiều rộng chưa tới 2m2 nhưng lại rất thành công khi bán trên app hiện có tới tận 4 chi nhánh khác nhau.Thông thường để bán đồ ăn thì chi phí thuê mặt bằng sẽ được đẩy lên rất cao nếu như bạn chọn nơi đông dân cư, sinh viên và nếu lượng khách hàng ít thì mô hình kinh doanh của bạn sẽ phải tạm ngưng.Thay vào đó bạn có thể chọn một hẻm nhỏ cách các trường đại học, khu chung cư, văn phòng... để bán đồ ăn thông qua app thì sẽ tiếp kiệm được rất nhiều chi phí.

may-pos-ban-do-an-grab-now.jpg

Hệ thống nhận đơn hàng trên app, máy pos mỗi khi khách hàng đặt đồ ăn

Thứ 3 về chi phí nhân viên bán hàng,shipper giao đồ ăn của bạn cũng sẽ được cắt giảm cụ thể hiện nay các đối tác bán hàng trên các app như GrabFood, Now... sẽ được cung cấp phần mềm quản lí riêng (dành cho Merchant) để bạn có thể nhận đơn hàng, cập nhật món ăn ngay trên ứng dụng đó.Hoặc đối với các quán ăn có lượng khách lớn sẽ được cung cấp các thiết bị máy Pos để quản lí đơn hàng, doanh thu nhằm tối ưu quy trình và tăng năng suất.Cụ thể khi có khách hàng đặt đồ ăn thì chủ quán sẽ nhận được đơn hàng xác nhận món còn hay hết và chuẩn bị món ăn ngay sau đó, lúc này shipper sẽ di chuyển đến nhà hàng để nhận món ăn thay vì shipper phải đến quán rồi mới order như vậy quy trình sẽ được cắt giảm rất nhiều, loại bỏ mô hình bán hàng thủ công để nâng cao hiệu suất.Bên cạnh đó đồ ăn của các quán ăn sẽ được các shipper này giao miễn phí tới các khách hàng ,mà chủ cửa hàng không cần phải làm gì thêm.

2.Nhược điểm

Không phải mô hình này chỉ chứa các ưu điểm không thôi mà bên cạnh đó các nhược điểm, mặt trái của nó cũng xuất hiện và bạn hãy xem qua thông tin bên dưới đây để biết nhé.

chieu-khau-ban-hang-tren-now-foody-jpg.5208

Chiết khấu ứng dụng Now đang thu là 20% dựa trên chi phí món ăn

Thứ nhất việc bán đồ ăn trên các ứng dụng trên sẽ không phải là miễn phí hoàn toàn, các đối tác nhà hàng được tiếp cận khách hàng lớn, được giao đồ ăn miễn phí... nhưng bù lại đó bạn phải chia sẽ doanh thu với bên cung cấp như Grab, Now...chi phí chiết khấu thông thường được các hãng này khấu trừ từ 20% đến 30% tùy vào mỗi nhà hàng khác nhau.Chính vì vậy việc bán đồ ăn trên các ứng dụng này sẽ đem lại lợi nhuận nếu lượng đơn hàng mỗi ngày lớn vượt qua chi phí bỏ ra.Chẳng hạn khi khách hàng ăn trực tiếp ở quán bạn bán 1 ly cafe giá 10.000đ và bạn nhận 10.000đ nhưng khi bán trên app thì bạn phải chia sẽ 20% lợi nhuận cụ thể là 2.000đ và bạn nhận lại 8.000đ.Như vậy nếu lượng đơn hàng đặt ở quán bạn ít thì mô hình này sẽ không đạt được lợi nhuận cao vì chi phí bỏ ra nhiều hơn.

Bị chia sẽ dữ liệu người dùng, đây là vấn đề mà các quán ăn lớn có thương hiệu gặp phải khi áp dụng mô mình bán đồ ăn trực tuyến trên app.Chẳng hạn đối với thương hiệu trà sữa The Alley, thương hiệu này đã có một lượng fan đông đảo sử dụng và nhiều người có nhu cầu đặt trà sữa này trên ứng dụng GrabFood chẳng hạn.Nhưng khi bán trên app thì vô tình Grab sẽ gợi ý thêm các thương hiệu trà sữa khác như Gong Cha, TocoToco... và vô tình lượng khách hàng của The Alley sẽ tiếp cận với các thương hiệu khác như vậy lượng khách hàng sẽ bị chia sẽ với nhau.Và đó là lý do mà thương hiệu cafe The Coffee House không bán trên các ứng dụng này, ông Đinh Anh Huân chủ tịch the Coffee House nói rằng:
The Coffee House hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn là tự sát.Việc các ứng dụng giao đồ ăn đốt tiền khuyến mãi chỉ đem lại giá trị ngắn hạn cho các thương hiệu đồ ăn thức uống. Các thương hiệu rồi sẽ lệ thuộc vào các ứng dụng.Đơn cử, các thương hiệu trà sữa như Toocha, TocoToco hầu như luôn giảm 40 - 50% lần lượt từ ứng dụng này qua ứng dụng khác.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu giả sử, chỉ giả sử thôi nhé, Highlands Coffee trích hoa hồng cao hơn Phúc Long và GrabFood ngưng khuyến mãi cho Phúc Long, dùng toàn bộ dữ liệu khách hàng từng đặt Phúc Long để quảng bá về Highlands?


Vậy có nên bán đồ ăn trên GrabFood, Go-Food, Now, Baemin?

Theo ý kiến cá nhân của mình thì việc bán đồ ăn trên các ứng dụng đồ ăn trực tuyến là điều NÊN áp dụng bởi những lợi ích nó đem lại nhiều hơn là các mặt hạn chế.Và đương nhiên khi bán hàng trên app bạn phải nghiên cứu, tối ưu chi phí món ăn để đem lại lợi nhuận tốt nhất cho quán ăn.Cụ thể bạn có thể tăng giá món ăn của mình lên một ít để sau khi khấu trừ chiết khấu sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn so với bán tại quán.Thứ hai về mặt bằng, nhân viên bạn có thể cắt giảm bớt bởi mô hình bán hàng trên app đã tối ưu được các công đoạn này.
Bạn phải xác định rõ mình bán đồ ăn chủ yếu trên app hay là khách hàng đến quán để lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp.
Vì có dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến xuất hiện nên mô hình Air Kitchen, trên thế giới gọi là Cloud Kitchen/Ghost Kitchen/Vitural Brand/Online Restaurant nói về “ 1 mô hình nấu ăn không sở hữu địa điểm ăn uống, phục vụ thực khách thông qua cơ chế đặt món trực tuyến kết hợp giao hàng” cũng xuất hiện theo.

Mình đã từng ghé quán Thái Box ở hẻm đường D2 để ăn sau khi vài lần đặt đồ ăn trên App GrabFood tuy nhiên khi ghé thì quán ăn ở sâu trong hẻm phải mất 10 phút mình mới tìm ra và khi tìm ra thì bất ngờ tiếp tục ập đến là quán ăn không có chỗ ngồi chỉ bán online 100% trên app.

Chính vì vậy quán Thái Box trên đã tiết kiệm chi phí mặt bằng rất nhiều vì trong hẻm thì tiền thuê sẽ rẽ hơn khu vực mặt tiền.Tuy nhiên cũng sẽ có rủi ro nếu như đồ ăn của bạn không thực sự thu hút được khách hàng, không ngon vì vậy hãy cân nhắc hết các vấn đề trên nhé.

Vậy nên bán đồ ăn trên ứng dụng nào?

top-5-dich-vu-giao-do-an-truc-tuyen-tai-viet-nam-jpg.6697

Các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Hiện nay 4 cái tên nỗi bật nhất là GrabFood, Go-Food, Now, Baemin ngoài ra còn có Loship, lixibook... vậy câu hỏi đặt ra là nên bán đồ ăn trên ứng dụng nào đây? Câu hỏi này rất đơn giản ứng dụng nào nhiều người sử dụng thì bạn nên bán và đương nhiên phải thu chiết khấu ít hơn nữa.Hiện nay ứng dụng như GrabFood thu chiết khấu đối tác nhà hàng từ 20% đến 30% tùy quán ăn, Now, Go-Food, Baemin thì đang thu mức 20% hoặc miễn phí nếu không phải là đối tác chính thức.
Nhìn chung mức chiết khấu các ứng dụng này không chênh lệch bao nhiêu cả nó phụ thuộc vào quán ăn nữa, quán ăn càng lớn, mặt bằng đẹp thì mức chiết khấu sẽ cao hơn và khi mức chiết khấu cao thì vị trí xuất hiện quán ăn trên app sẽ bắt mắt, thu hút hơn.
Vậy nên khi bạn quyết định bán đồ ăn trên app thì hãy đăng ký hết tất cả các app có thể bởi như vậy lượng khách đặt đồ ăn quán ăn bạn sẽ tăng lên và như mình đã nói khi đơn hàng nhiều thì chi phí sẽ được cắt giảm và đem lại lợi nhuận.
Hiểu đơn giản một đơn hàng sau khi cắt giảm chi phí bạn lời 5.000đ so với bán tại quán bạn lời tới 8.000đ nhưng nếu 1 ngày bạn bán được 100 đơn hàng thì lợi nhuận nó sẽ tăng lên nhiều lần so với việc bán tại quán lời nhiều nhưng đơn hàng ít.

Kết luận

Đã có rất nhiều quán ăn thành công khi áp dụng mô hình bán hàng trên app này rồi vì vậy bạn nên thử và đương nhiên nguyên nhân đem lại thành công tuyệt đối đó là chất lượng món ăn, đồ uống của bạn.Cho dù quán ăn có vị trí đẹp, trả chiết khấu cao, khuyến mãi hấp dẫn nhưng nếu chất lượng món ăn không tốt thì lượng khách hàng tái sử dụng sẽ rất thấp.
Đối với các bạn nào chưa mở quán ăn và đang có ý định mở để bán trực tuyến trên app thì có thể áp dụng mô hình này để kinh doanh nhé vì thị trường giao đồ ăn trực tuyến đang rất phát triển và có giá trị lên tới hàng chục triệu USD.
Ở loạt bài viết lần sau mình sẽ đề cập đến việc làm sao để quán ăn có nhiều khách hàng hơn khi bán đồ ăn trên các app trên nhé vì không phải chỉ đưa menu lên là sẽ có khách hàng đặt.
Chúc bạn sẽ thành công!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top