Bộ chuyển tín hiệu điện trở, biến trở sang 4-20ma

antechbff

Tài xế Đồng
Chào các bạn, hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn dòng sản phẩm chuyên dùng để chuyển đổi tín giữa các thiết bị công nghiệp. Đó là bộ chuyển tín hiệu điện trở, biến trở sang 4-20ma. Trong bài viết mình sẽ giới thiệu chi tiết và khái niệm ? Các thông số kỹ thuật ? Các cách thức sử dụng ? Phạm vi sử dụng của loại thiết bị này một cách chi tiết nhất. Thông qua đó các bạn sẽ có thêm các thông tin liên quan trong việc chọn mua và sử dụng.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại bộ chuyển tín hiệu khác nhau như chuyển tín hiệu từ analog 4-20ma sang 0-10V và ngược lại, analog 4-20ma sang 0-5V và ngược lại. Tuy nhiên trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn một dòng chuyển tín hiệu khác đó là chuyển từ tín hiệu điện trở hay biến trở sang tín hiệu analog 4-20ma. Thông thường chúng ta thường dùng các loại biến trở hay điện trở để hạn dòng trong các thiết bị điện hoặc dùng để điều khiển tốc độ quay của động cơ. Tuy nhiên nếu dùng kèm với bộ điều khiển PLC trong việc tạo thành hệ thống tự động sản xuất thì cần phải dùng đến bộ chuyển đổi.

Bộ chuyển tín hiệu điện trở
Vì sao chúng ta cần dùng đến bộ chuyển tín hiệu điện trở:
Có thể giải thích vấn đề này như sau, các thiết bị điện trở hiện nay thường có giá trị là ohm hay Mohm. Trong khi đó các modem PLC điều khiển chỉ có thể nhận được có dạng tín hiệu analog 4-20ma hay modbus. Trong khi nếu muốn các thiết bị có thể hoạt động đồng bộ lại thành một hệ thống thì chúng ta cần phải dùng đến PLC để có thể nạp chương trình vào. Chính vì thế mà lúc này ta cần dùng đến bộ chuyển tín hiệu làm thiết bị hỗ trợ giữa hai loại thiết bị.

Các phạm vi ứng dụng của bộ chuyển tín hiệu biến trở:
Thông thường các thiết bị chuyển tín hiệu sẽ không hoạt động đơn lẻ mà sẽ đi kèm với một số loại thiết bị khác như cảm biến đo mức, cảm biến nhiệt độ,...Tuy nhiên trong trường hợp này là đi kèm với các loại điện trở hay biến trở. Hầu hết các nơi sử dụng biến trở hay điện trở muốn kết nối với PLC đều phải thông qua bộ chuyển tín hiệu. Dễ dàng thấy nhất là trong các ứng dụng dây chuyền sản xuất, hệ thống sản xuất linh hoạt, dây chuyền đóng gói, dây chuyền có sử dụng băng tải,...

Ngoài ra còn các nhiều ứng dụng khác như chuyển đổi tín hiệu cho cân loadcell, tín hiệu nhiệt độ, tín hiệu điện áp, tín hiệu can nhiệt S, K, T, E, R, J, ...

Thông số kỹ thuật của bộ chuyển tín hiệu điện trở:
Mình xin giới thiệu đến các bạn hai dòng sản phẩm mà bên Công Ty mình đang cung cấp đo là model OMX380DU và OMX39DU, chúng có chức năng cũng như hình dạng hoàn toàn tương tự nhau. Tuy nhiên sẽ có những điểm khác nhau nhất định nào đó, cụ thể như thế nào thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Model MX380DU:
  • Model: sản phẩm có mã là OMX380DU
  • Xuất xứ: nhập khẩu từ hãng Orbit Merret – Cộng Hoà Séc
  • Ngõ vào (Input): các giá trị điện trở: 0÷300 ohm, 0÷500 ohm và 0÷1000 ohm. Đọc giá trị biến trở: 1 Mega ohm
  • Ngõ ra (Output): các tín hiệu analog 4-20mA, 0-20mA, 0-10v, 0-5v, 2-10v..
  • Hệ số cách ly: 1500VAC
  • Sai số: chỉ 0.2%
  • Nguồn cấp: 19÷40VDC
  • Nhiệt độ làm việc: 0÷50°C
  • Thời gian phản hồi: 40ms
  • Có thể cài đặt giá trị điện trở và biến trở thông qua các Switch trên thiết bị.
  • Bảo hành : 18 tháng, lỗi 1 đổi 1 nếu có lỗi phát sinh từ nhà sản xuất.
Model OMX39DU:
  • Model: sản phẩm có mã là OMX39DU.
  • Xuất xứ: cũng được nhập khẩu từ Orbit Merret – Cộng Hoà Séc
  • Ngõ vào (Input): Các tín hiệu biến trở, Pt100, Pt50, Can nhiệt loại K, can nhiệt loại S, can nhiệt loại J…
  • Ngõ ra (Output): Có 2 ngõ ra, có thể điều khiển đồng thời cả hai thiết bị với tín hiệu ngõ ra hai kênh là độc lập nhau bao gồm các tín hiệu 4-20mA, 0-20mA, 0-10v, 0-5v.
  • Sai số là: 0.1%
  • Hệ số cách ly: 4000VAC
  • Có thể cài đặt bằng điện thoại và cả bằng máy tính bằng phần mềm.
  • Bảo hành: 18 tháng, 1 đổi 1.
Ưu điểm chung của hai loại thiết bị:
  • Có thể nhận được các dạng tín hiệu điện trở khác nhau và các loại tín hiệu khác.
  • Có sai số khá thấp trong quá trình làm việc.
  • Có thời gian bảo hành lâu dài, đảm bảo chất lượng
Ứng dụng thực tế của bộ chuyển tín hiệu điện trở sang 4-20ma:
Để dễ hình dung hơn về chức năng của thiết bị này mình sẽ đưa ra một ví dụ đơn giản như sau:

Giả sử chúng ta có một thiết bị hay một hệ thống có bộ phận công tác là dạng xoay như cánh quạt, dao cắt, dao bào,… được điều chỉnh tốc độ quay hay dòng điện bằng bộ điều khiển thông qua biến trở. Tuy nhiên nếu ta cần điều khiển ở khoảng cách xa thì cần phải dùng đến bộ chuyển tín hiệu điện trở sang 4-20ma, vì tín hiệu này cho phép truyền đi xa mà không sợ bị nhiễu. Mình sẽ minh họa bằng sơ đồ sau để dễ hình dung.

Sơ đồ mô tả thứ tự lắp đặt các thiết bị
Tín hiệu biến trở sẽ qua bộ chuyển tín hiệu và được biến đổi thành dạng analog 4-20mA, và với tín hiệu này các bạn có thể dùng để biến tần hay là điều khiển đóng/ngắt động cơ và còn nhiều ứng dụng khác nữa.

Lưu ý: Nếu các bạn dùng các loại thiết bị cảm biến có ngõ ra dạng analog 4-20ma thì không cần dùng đến bộ chuyển tín hiệu. Vì PLC có thể nhận được tín hiệu 4-20ma của các loại thiết bị đó. Chỉ dùng bộ chuyển tín hiệu cho các thiết bị có ngõ ra dạng điện trở, can nhiệt, pt100, mv/V,...

Địa chỉ mua hàng uy tín và chất lượng:
Trên đây là các thông tin và kiến thức liên quan đến bộ chuyển tín hiệu điện trở - biến trở sang 4-20ma. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn nào đang cần trong việc sử dụng và chọn mua. Ngoài ra mình còn cung cấp các loại chuyển đổi tín hiệu khác các bạn có thể tham khảo nếu có nhu cầu.

Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ thông qua các thông tin sau:

Phone - Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)

Email: [email protected]
 
Sửa lần cuối:
Top